Trung Quốc vừ🔯a công bố bản sửa đổi "Quy tắc kỹ thuật để kiểm tra theo luật định tàu biển trong các chuyến đi nội địa" được ban hành năm 1974. Trong văn bản mới này, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "Vùng hàng hải Hải Nam - Tây Sa". Tây Sa là tên gọi trái phép Trung Quốc dùng cho quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Vùng hàng hải này được quy định là khu vực nằm giữa hai điểm trên đảo Hải Nam và ba điểm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc còn thay đổi thuật ngữ, gọi khu vực này là "vùng ven biển", thay cho cụm từ "vùng biển ngoài khơi" trước đây. Bản quy tắc này có hiệu𝓡 lực từ ngày 1/8.
Zhang Jie, chuyên gia Biển Đông thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng động thái thay đổi từ ngữ này có thể được Bắc Kinh đưa ra nhằm tăng cường quản lý trái phéꦦp quần đảo Hoàng Sa bằng luật Trung Quốc.
"Ngay cả khi quy định này🐻 không trực tiếp nhằm tăng cường kiểm soát, nó vẫn có tác dụng đó", Zhang Jie nói.
Chuyên gia Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đồng ý với nhận định của Zhang Jie. "Điều này có thể không gây ngạc💖 nhiên, đặc biệt sau khi 🍃Bắc Kinh tuyên bố thành lập các quận hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Koh nói.
Trung Quốc ngày 18/4 thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) 🐎tại "thành phố Tam Sa". Trung Quốc ngang ngược nói rằng "quận Tây Sa" sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi "quận Nam Sa" quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển ♎xung quanh.
Trước động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 19/4 tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đốiဣ với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và các hành vi liên quan vì đã vi phạ🧸m nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới",💛 bà Hằng cho hay.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn" nhằm đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông,🌞 bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng chỉ trích yêu sách này của Trung Quốc.
Mỹ và Australia gần đây tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn" trên Biển Đông của Trung Quốc là "bất hợp pháp" và "không phù hợp" với luật pháp quốc tế. Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 29ꦍ/7, Malaysia bác "quyền lịch sử" liên quan đến "đường chín đoạn".
Trung Quốc thời gian qua đã triển khai loạt hoạt động gây hấn trên Biển Đông như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở ꦚBiển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái p🏅hép, làm phức tạp thêm tình hình, 🌊đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng ba, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)