Chỉ trong vòng một tuần, các ngoại trưởng Indonesia, Malays🃏ia, Philippines và Singapore đều được mời đến Trung Quốc gặ♐p người đồng cấp Vương Nghị, nhằm thảo luận về đại dịch Covid-19, hợp tác tiêm chủng, khôi phục kinh tế và cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Đối với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, cuộc họp hôm 2/4 là lần thứ ba bà gặp ông Vươn🐲g kể từ tháng 8/2020, khi bà trở thành ngoại trưởng đầu tiê🅘n tới thăm Trung Quốc kể từ lúc Covid-19 bùng phát.
Hỗ trợ Ngoại trưởng Vương trong nỗ lực "quyến rũ" các quốc gia Đông Nam Á còn có Bộ trư💞ởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, cùng Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì, trợ lý đối ngoại hàng đầu củ♑a Chủ tịch Tập Cận Bình.
Họ đã gặp những người đồng cấp hoặc các quan chức cấp cao Đông Nam Á khác trong ít nhất 21 dịp khác nhau kể từ tháng 8/2020. Trong khoảng thời gian này, phía Trung Quốc tiến hành 13 cuộc gặp trực tiếp với các lãnh đạo quốc gia tại Đông Nam Á, bao gồm Q🌳uốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và Tổng thống Philippines Rodri🌼go Duterte.
Ben Bland, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy ở Australia, đánh giá giới chức Trung Quốc nhìn chung đã có nhiều cuộc gặp trực tiếp với phía Đông Nam Á hơn so với những nước thuộc nhóm Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Bộ Tứ, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Austr✅alia.
"Đối với các nhà ngoại giaꦑo Đông Nam Á, việc xuất hiện trực tiếp có thể đã là vượt qua phần khó khăn nhất. Động thái này t⛎hậm chí cho thấy cam kết lớn hơn nữa khi diễn ra giữa đại dịch, với hoạt động di chuyển quốc tế trở nên khó khăn và tiềm ẩn mối đe dọa về sức khỏe", Bland phân tích.
"Vì vậy, bài học đầu tiên từ Trung Quốc v🌠ề cách ngoạ🍨i giao với Đông Nam Á là các cuộc điện đàm và họp trực tuyến không thể thay thế cho những buổi gặp mặt kiểu truyền thống", chuyên gia kết luận.
Giới chức Australia, Nhật Bản và Mỹ đã tích cực duy trì các kênh liên lạc từ xa với Đông Nam Á. Tuy nhiên, số ♐lượng cuộc gặp trực tiếp cấp bộ trưởng vô cùng hạn chế. Một số nhà ngoại giao giấu tên chỉ ra rằng những cuộc họp trực tuyến có thể mang lại không khí thiếu tự nhiên, dẫn đến khó xây dựng lòng tin và mối quan hệ cá nhân.
Bên cạnh 🔯đó, mặc dù áp dụng hình thức ngoại giao "chiế🌳n lang" đầy cứng rắn với phương Tây, Trung Quốc thường thể hiện thái độ khác với các nước trong khu vực, cũng như những quốc gia đang phát triển khác. Bland đánh giá Bắc Kinh tỏ ra khéo léo hơn, dù vẫn không khoan nhượng về quan điểm.
Trong khi đó, giới chức Indonesia, c🥀ũng như một số quốc gia Đông Nam Á khác phụ thuộc vào nguồn cung vaccine Covid-19 của Trung Quốc, được cho là cũng hiểu rằng không khí thân mật với Bắc Kinh có thể bị đảo ngược nếu họ chạm vào những "lằn ranh đỏ" ngoại giao của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Bắc Kinh dường như đang sử dụng củ cà rốt ngày càng nhiều hơn, song song với cây gậy. Các nhà ngoại giao nước này đang tỏ ra khôn khéo hơn trong những cam kết tại Đông Nam Á", Bland 𝔍nhận xét.
Một ví dụ cho thành công từ nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc là việc kiềm chế được làn sóng chỉ trích từ Indonesia, nơi người dân chủ yếu theo đạo Hồi, đối với vấn đề Tân Cương. Trung Quốc được cho là cũng "đi nước đôi" tại Myanmar, khi vừa kêu gọi thả Suu Kyi, vừa ngăn chặn khả năng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt chín♓h quyền quân sự lật đổ bà.
Bland đánh giá tình hình hiện nay còn cho thấy một số nước Đông Nam Á cần Trung Quốc đến mức nào, ngayඣ cả khi họ không phải lúc nào cũng tin tưởng vào Bắc Kinh.
"Dù không ảo tưởng về tham vọng của Trung Quốc tại khu vực, giới lãnh đạo một số nước nhận thức được rằng họ ℱkhông thể thoát khỏi đại dịch mà không có Trung Quốc đồng hành với tư cách đối tác kinh tế chủ chốt, và trong nhi🥀ều trường hợp là nguồn cung vaccine Covid-19", Bland cho hay.
Tuy nhiên, cũng giống như việc Bắc Kinh sử dụng cả "cây gậy và củ cà rốt" với khu vực, cá✱c chính phủ Đông Nam Á đã🥃 có kinh nghiệm hàng thập kỷ trong việc ứng xử thận trọng với Trung Quốc.
Do đó, bên cạnh việc duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, các nước 𒅌này dường như còn tính đến những lựa chọn khác. Bland chỉ ra rằng ngoài những cuộc gặp với ông Vương, Ngoại trưởng Indonesia Marsudi trong năm qua còn bay tới London, Singapore, Tokyo, Abu Dhabi nhằm tìm nguồn cung vaccine, cùng các hành lang thương mại, đầu tư và du lịch tiềm năng.
"Nếu các thành viên Bộ Tứ và những chính quyền cùng chí hướng muốn đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, họ cần phải thể hiện nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn này𝔉. Nếu không, họ đơn giản là đang tạo thêm cơ hội cho Bắc Kinh", Bland nhận định.
Ánh Ngọc (Theo Nikkei)