Hôm 16/5, Ngoại trưởng Vương nhắc lại lời đề nghị trong lúc chủ trì cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về xung đột vũ trang gần đây giữa Israel và Hamas, đồng thời chỉ trích Mỹ vì ngăn ch𒀰ặn 🦹nỗ lực quốc tế trong việc tìm cách xuống thang bạo lực.
"Đáng tiếc thay, chỉ vì sự cản trở của một quốc gia, Hội đồng Bảo an không thể thống nhất tiếng nói", ông Vương phát biểu, đề cập đến việc Washington liên tục ngăn Hội đồng Bảo𝄹 an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt b𝓀ạo lực giữa Israel và Palestine.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thậm chí thẳng thắn hơn khi cáo buộc Mỹ "phớt lờ nỗi đau khổ" của người dân Palestine, nhưng lại dẫn đầu nỗ lực lên án Trung Quốc vì cách đối🍌 xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. "Mỹ nên nhận ra rằng mạng sống của người Hồi giáo Palestine cũng quý giá như vậy", bà cho biết hôm 14/5.
Vài giờ sau khi lện💎h ngừng bắn giữa Israel và Hamas do Ai Cập làm trung gian có hiệu lực từ r🍰ạng sáng 21/5, Bắc Kinh cũng đề cập tới đóng góp riêng của họ đối với thỏa thuận và kêu gọi các bên nối lại quá trình đàm phán hòa bình đang bị đình trệ.
Bình luận viên Shi Jiangtao của SCMP cho rằng Trung Quốc từ trước tới nay luôn thận trọng về vấn đề Trung Đông, phần lớn nhằm tránh bị sa vào vũng lầy của những xung đột trong khu vực. Tuy nhiên, với lợi ích kinh tế và sự hiện diện ngoại giao đang mở rộng tại đây, Bắc Kinh dường như ngày càng quan tâm đến việc tham gia vào các vấn đề của khu vực, đặc biệt dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Iran Hoa Lê Minh đánh giá sự tích cực gần đây của Bắc Kinh đối với chính trị Trung Đông chủ yếu do kỳ vọng ngày càng tăng từ💞 các nước lớn trong khu vực, đặc biệt tại thời điểm Washington đang dần rút lui khỏi đây.
"Các nước Arab đang tăng cường kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn tại khu vực. Nếu các𒈔 bên xung đột muốn Bắc Kinh tham gia nhiều hơn vào quá trình giải quyết vấn đề, Trung Quốc vô cùng sẵn sàng dang rộng vòng tay, bao gồm tại Liên Hợp Quốc", ông Hoa cho biết.
Ngoài việc kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và ch💧ỉ trích hành vi sử dụng bạo lực với dân thường, Trung Quốc tới nay vẫn dè dặt trong việc nghiêng về phe nào, được cho là thể hiện nỗ lực cân bằng giữa các bên và sự thay đổi lập trường qua năm tháng. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc từng chỉ ủng hộ Palestine, nhưng trở nên trung lập hơn kể từ thập niên 1980 với việc xoa dịu xung đột và nối lại quan hệ hữu nghị với phương Tây.
Lời đề nghị tổ chức đàm phán gần đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc cố gắng trở thành bên trung g൩ian hòa giải giữa Israel và Palestine. Hồi năm 2013, Chủ tịch Tập từng mời Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến Bắc Kinh cùng lúc, động thái hiếm hoi làm nổi bật mong muốn của Trung Quốc trong việc trở thành một bên thực sự của tiến trình hòa bình.
Hồi năm 2017, Trung Quốc còn từng tổ chức một cuộc họp ba bên với phái đoàn Israel và Palestine. Ông Tập khi đó đề xuất rằng xung đột Israel - Palestine nên tập trung vào giải pháp hai nhà nước, tức là hai bên đều công nhận nhau. Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 16/5, ông Vương cũng cho biết đề xuất hồi năm 2017 của Bắc Kinh vẫn là lựa chọ⭕n khả dĩ nhất.
Tuy nhiên, Lucille Greer, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và Trung Đông tại Viện Kis𒈔singer ở Mỹ, đánh giá những sáng kiến hòa bình của Bắc Kinh "khá yếu", nói thêm rằng đề xuất 4 điểm năm 2017 của nước này không khác nhiều so với Sáng kiến Hòa bình Arab hồi năm 2002 do Arab Saudi làm trung gian.
"Đề xuất các kế hoạch hòa bình và hòa giải trên thực tế là hai chuyện rất khác nhau. Bắc Kinh🐻 biết điều đó. Họ có thể bày tỏ quan tâm đến các vấn đề mà không cần trở thành một bên liên quan thực sự", Greer cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, việc Trung Quốc công kích Mỹ trước Liên Hợp Quốc là một phần trong nỗ lực định vị bản thân như một đối tác mới với Trung Đông thay Mỹ.
"Trung Quốc luôn tận dụng các bước đi sai lầm của Mỹ tại khu vực, đặc biệt là những sự việc mang tính lịch sử và nghiêm trọng như xung đột không ngừng giữa Israel và Palestine", Greer giải thích, nói 🐈thêm rằng tình huống này có lợi cho nỗ lực hạ uy tín của Washington.
"Điều này còn man🃏g lại cho Bắc Kinh một cơ hội khác để chỉ trích Washington thất bại trong việc hòa giải, đồng thời biến mình thành bên thay thế, ngay cả khi ai cũng biết vị thế của họ không đủ sức nặng. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể khẳng định uy tín như một bên quan trọng tham gia vào những cuộc đàm phán ꦍhòa bình lịch sử, đóng góp vào hình tượng lãnh đạo quốc tế mà họ đang xây dựng", Greer nhận định.
Cựu đại sứ Hoa mô tả xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc về xung đột Israel - Hamas là "cơ hội hiếm hoi Bắc Kinh không thể bỏ lỡ", tận dụng lập trường ủng hộ Israel của chính quyền Joe Biden để phản công Washington. Gal Luft, đồng giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu tại Mỹ, cũng cho rằng việc Trung Quốc đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng ಞBảo an giúp họ tô đậm lập trường đơn độc của Mỹ trước diễn đàn ngoại giao có ảnh hưởng nhất thế giới.
"Đây là cơ hội trời cho của Bắc Kinh", Luft nhận xét, chỉ ra rằng chưaꦫ đầy một tháng nữa là đến các hội nghị thượng đỉnh của G7 và NATO, nơi Washington được cho là sẽ dẫn đầu 💝một cuộc công kích ngoại giao nhằm vào Bắc Kinh, tập trung vào vấn đề nhân quyền.
Theo giới quan sát, xung đột giữa Israel và Hamas khiến Mỹ rơi vào tình thế khó xử, nhưng cũng đặt ra phép thử đối với cam kết của Trung Quốc tại khu vực, cùng sự sẵn sàng và khả năng đảm nhiệm vai trò địa chính trị to lớn hơn.
Mặc dù qu🌱yền lực mềm đã được củng cố, sự tham gia của Trung Quốc v🌼ào xung đột Israel - Palestine được cho là sẽ bị hạn chế, do Bắc Kinh thiếu tầm ảnh hưởng và kinh nghiệm hòa giải, cũng như sự chú ý chủ yếu dồn về phía Mỹ.
"Trung Quốc chưa được chuẩn bị để dẫn đầu nỗ lực này. Họ thiếu kinh ng🔴hiệm. Những năm gần đây, Trung Quốc cũng bỏ phiếu chống lại Israel trong hầu hết các cuộc biểu quyết tại Liên Hợp Quốc, đặt ra nghi ngờ về uy tín của họ với tư cách một bên hòa giải vô tư, tương tự Mỹ. Phương án tốt nhất l﷽à họ có thể hỗ trợ nỗ lực do châu Âu, Nga, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu", Luft nhận định.
Cựu đại sứ Hoa cũng cho rằng còn quá sớm để kỳ vọng Trung Quốc trở thành một nhân tố địa chính trị thực sự tại một khu vực tràn ngập xung đột,🍌 đặc biệt khi xét đến những thành công của chính sách ngoạ😼i giao tránh can thiệp mà nước này thực thi.
"Trung Quốc không có kẻ thù ở Trung Đông, có nghĩa là tầm ảnh hưởng tại đây vẫn khá hạn 🌄chế. Chúng tôi cũng không muốn tham gia trực tiếp, hoặc làm trung gian một cách tích cực cho các xung đột. Đây chưa phải lúc chín muồi, vì chính sách ngoại giao của chúng tôi chưa chuẩn bị cho điều này", ông Hoa nói.
Bên cạnh đó, những sáng kiến hòa bình của Bắc Kinh thường bị các nước 🐈Arab đánh giá là mơ hồ. "Đề xuất của Bắc Kinh quá chung chung, đơn giản, bỏ qua nhiều vấn đề sâu xa mà không ai có thể dễ dàng giải quyết. Họ có thể mời các bên đàm phán, nhưng việc này sẽ k👍hông giải quyết được vấn đề gì cả", Yun Sun, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Stimson của Mỹ, nhận định.
Cục diện địa chính trị tại Trung Đông được cho là cũng đã thay đổi nhiều, khi nhiều nước Arab giờ đây coi Iran, chứ không phải Israel, là mối đe dọa an ninh hàng đầu. "Các quốc gia Vùng Vịnh trước đây có ♈tiếng nói nhất trong việc ủng hộ người Palestine, nhưng bây giờ lại im lặng. Họ coi trọng khối thống nhất chống Iran, bao gồm cả Israel, hơn là đứng về phía người anh em Palestine"♔, Luft nói.
Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc với Iran ngày càng nồng ấm, đặc biệt là hợp tác quân sự, quốc phòng và tình báo. Assaf Orion, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, cho rằng với việc Iran bị coi là mối đe dọa chung đối với Mỹ, Israel và các nước Vùng Vịnh, Bắc Kinh có lẽ trước hết cần thuyết phục Tehran bớt gay gắt với Tel Aviv nếu muốn tăng cường cඣhỗ đứng tại khu vực.
Yꦰun Sun đánh giá rằng dù Bắc Kinh có thể muốn làm suy yếu ảnh hưởng của Washington tại Trung Đông, họ nên cảm thấy hài lòng vớ🐎i vai trò đối tác thương mại hàng đầu của khu vực như hiện tại.
"Nếu tự biến mình thành một nhân tố địa chính trị,💞 Trung Quốc sẽ không còn được tự do hợp tác cù🥀ng các bên đối lập nữa", chuyên gia kết luận.
Ánh Ngọc (Theo SCMP)