"Một nghìn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Do đó, Trung Quốc tất nhiên là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý quần đảo" Trường Sa, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói. Ông Vương dùng một từ của Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường🐈 Sa củ🎀a Việt Nam.
Theo đó, yêu cầu đòi chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này sẽ "không tăng thêm hay bớt đi". "Nếu không, chúng tôi sẽ không thể đối mặt cha ông và tổ tiên", ông Vương cho bi๊ết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng ♓biển của một số quốc🧔 gia khác trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Biển Đông có tiềm năng về năng lượng và là tuyến đường hàng hải quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.
Bắc Kinh đang hành động ngày càng mạnh tay trên Biển Đông, xây dựng các đảo nhân tạo trên ơ khu vực chiếm đóng, trong khi vẫn ch🔯o rằng mình là "nạn nhân lớn nhất" của việc "các nước khác dần xâm lấn", theo lời ông Vương.
Ông Vương cho🧜 rằng hoạt động cải tạo và xây dựng tr💜ên Biển Đông là "cần thiết để cải thiện điều kiện sống", chỉ ra rằng những nước khác đã có động thái tương tự từ những năm 1970. "Trung Quốc chỉ bắt đầu những sự phát triển cần thiết trong thời gian gần đây", ông Vương nói.
Vì sao Trung Quốc sử dụng chiến thuật nạn nhân
Trung Quốc đã công khai mục tiêu sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp ꧟trái phép ở Trường Sa, ngoài mục tiêu dân sự còn cả tác dụng quân sự. Hoạt động này thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, trái với thỏa thuận DOC ký năm 2002 giữa nước này với ASEAN.
Thứ💃 trưởng Ngoại giao Mỹ Antℱony Blinken hôm qua một lần nữa lên án Trung Quốc đe dọa đến hòa bình và ổn định bằng việc cải tạo quy mô lớn trên Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động này.
Như Tâm