"Các nước bên ngoài cần đóng vai trò ma��ng tín༒h xây dựng về vấn đề này, không phải ngược lại", AFP dẫn lời ông♌ Tôn hôm nay nói trong ngày cuối cùng của Đ✃ối thoại Shangri-La ở Singapore. Ông này cho rằng vấn đề Biển Đông trở nên "quá nóng" do sự "khiêu khích của một số nước nhất định vì lợi ích vị kỷ của riêng họ".
Ông Tôn phát biểu mộ༺t ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash🍎ton Carter cảnh báo nếu Trung Quốc xây dựng tại bãi cạn Philipines tuyên bố chủ quyền, Mỹ và các nước khác sẽ "hành động".
"Chúng tôi không gây rắc rối nhưng chúng tôi chẳng sợ rắc rối", Đôౠ đốc Trung 𒅌Quốc ngang nhiên nói trước 600 đại biểu an ninh, quân sự và chính phủ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Tꦓrường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua cũng cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ xây "Vạn Lý Trường Thành tự cô lập" khi bành trướng quân sự ở vùng biển tranh chấp. Ông cũng đề xuất hợp tác a👍n ninh song phương mạnh mẽ hơn với Trung Quốc nhằm giảm nguy cơ tai nạn.
ౠ Đô đốc Tôn bác bỏ viễn cảnh về sự cô 💜lập, cho rằng nhiều nước châu Á có mặt tại diễn đàn tỏ ra "nồng ấm hơn" và "thân thiện hơn" với Trung Quốc so với cách đây một năm. Trung Quốc có 17 cuộc gặp song phương trong năm nay, trong khi năm ngoái chỉ có 13. "Chúng tôi đã không bị cô lập trong quá khứ, chúng tôi hiện không bị cô lập và chúng tôi sẽ không bị cô lập trong tương lai", ông Tôn nói.
Đô đốc Tôn nhắc lại cam kết của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp hoà bình, nhưng cáo buộc Washington giữ tinh thần "Chiến tran𝐆h Lạnh". "Bất cứ nước nào không trực tiếp liên quan không được 🍸phép vì lợi ích vị kỷ mà phá hoại con đường tiến tới hoà bình của chúng tôi", ông Tôn tuyên bố.
Trung Quốc đa🍷ng tăng cường phát ngôn khoa trương trước khi Toà trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines. Bắc Kinh không tham gia phiên xử và nói họ sẽ không công nhận bất cứ phán quyết nào.
Trọng Giáp