Viện nghiên cứu thứ 6 thuộc Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã khai thác công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến để thiết kế ngọn đu🎐ốc biểu tượng mang tên Feiyang cho kỳ Thế vận hội mùa Đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh. Để kiểm tra khả năng giữ lửa, họ đã thiết lập một cơ sở thử nghiệm đặc biệt để mô phỏng một loạt các môi trường khí hậu như gió giật, mưa lớn ܫvà nhiệt độ thấp, sau đó thực hiện hơn 300 thí nghiệm.
"Chỉ số do nhân viên kỹ thuật đề xuất yêu cầu ngọn đuốc phải chịu được gió giật khoảng 17,2 - 2🌳0,7 m/s, trong khi giới hạn thử nghiệm của chúng tôi là 24,5 - 28,4 m/s. Độ cao yêu cầu là 4.000 m và chúng tôi đã kiểm tra ngọn đuốc ở độ cao 5.000 m", Wang Chenggang, Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu 101 tại Viện nghiên cứu thứ 6, cho biết.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện mô phỏng chuyển động của người cầm đuốc, bao gồm đầy đủ cácꦓ trạng thái chuyển động trong quá trình rước đuốc ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Sau rất nhiều thử nghiệm, Feiyang có trạng thái đốt cháy cực kỳ ổn định khi gặp phải tốc độ gió hơn 24,5 m/s, nhiệt độ thấp - 40°C, mưa lớn và độ cao lên tới 5.000 m so với mực nước biển. Mặc dù vậy, các nh🥃à nghiên cứu vẫn tiến hành kiểm tra lần cuối trước khi bàn giao.
"Sau khi lắp ráp xong mỗi ngọn đuốc, chúng tôi tiến hành kiểm 🌳tra 10 giây để đáꦿnh giá hiệu suất thực tế tổng thể của chúng. Vì vậy, trong quá trình rước đuốc, mỗi ngọn đuốc có thể hoạt động hoàn hảo", Chenggang nói thêm.
Ngoài độ ổn định cao, khả năng hiể♐n thị của ngọn đuốc là một thách thức khác mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt.
Do đặc tính của hydro: cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt mà mắt thường hầu như không nhìn thấy được, các nhà nghiê🧸n cứu đã phải nỗ lực rất nhiều. Thông qua các thí nghiệm lặp đi lặp lại, họ đã tạo ra hàng chục màu cho ngọn lửa và cuối cùng chọn 🃏ra màu hơi vàng hiện tại sau khi so sánh kỹ lưỡng.
"Nó được tạo ra bằng cách hòa tan chất tạo màu cho ngọn lửa trong một loại dung môi nhất định, làm cho chất này trở nên sền sệt, sau đó chúng tôi từ từ quét nó lên bề mặt ngọn đuốc và làm khô để đông đặc lại". Zhang Yue, trưởng ban kỹ thuật của Dự ℱán R🎶ước đuốc Thế vận hội tại Viện nghiên cứu thứ 6, giải thích.
Màn rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2022 bắt đầu từ ngày 2/2 và kết thúc vào tối 4/2 trước lễ khai mạc. Khoảng 1.200 người người cầm đuốc đã tiế🌠p sức mang ngọn lửa thế vận hội qua các khu vực tổ chức thi đấu ở Bắc Kinh và thành phố ꦗlân cận Trương Gia Khẩu ở tỉnh Hà Bắc.
Đoàn Dương (Theo Reuters/AFP)