Dưới chân núi Andes, sâu trong khu rừng rậm Amazon, gần 1.000 kỹ sư và công nhân T🎉rung Quốc đang đổ bê tông để xây một con đập và một đường hầm dài 24 km. Dự án trị giá 2,2 tỷ USD này sẽ đưa nước sông Amazon tới 8 tua bin khổng lồ do Bắc Kinh thiết kế nhằm sản xuất ra lượng điện đủ để cung ứng cho hơn một phần ba dân số Ecuado𒁃r.
Gần cảng Manta bên bℱờ Thái Bình Dương, những ngân hàng Trung Quốc đang đàm phán để rót khoảng 7 tỷ USD cho các nhà thầu nhằm xây dựng một nhà máy lọc dầu, qua đó biến Ecuador trở thành nhân tố mới trên thị trường xăng dầu thế giới.
Tại khắp các làng mạc, thị trấn ở Ecuador, Trung Quố🐻c đang mó🌟c hầu bao xây dựng đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, thậm chí là cả một hệ thống camera giám sát nối dài tới tận quần đảo Galapagos. Ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã rót gần 11 tỷ USD vào Ecuador nhưng chính phủ quốc gia Nam Mỹ này vẫn tiếp tục đề nghị vay thêm.
Với dân số 16 triệu người, sự góp mặt của Ecuador trên trường quốc tế là vô cùng nhỏ bé. Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng rõ nét của Trung Quốc tại đây đang cho thấy bước thay đổi chóng mặt trong trật tự thế giới, ở đó Bắc Kinh ngày càng áp đảo và Washington thì mất dần vị thế, theo New York Times.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ
Trung Quốc luôn giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ qua và nay họ muốn thúc đẩy hơn nữa vai trò đó bằng cách sử dụng tiềm lực tài chính để thể hiện sự tự tin và sức mạnh vượt trội của một siêu cường toàn cầu. Bắc Kinh ráo riết sử dụng những đòn bẩy kinh ℱtế để lôi kéo đồng minh, thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ và đảm bảo nguồn cung nhiên liệu.
Thực tế này phản ánh một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của Trung Quốc. Khi đất nước trở nên giàu có hơn và nhu cầu tăng cao, Chủ tịch Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Bắc K🤡inh phải tìm mọi cách để mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.
Đồng nội tệ của Trung Q𒀰uốc được cho là sẽ sớm gia nhập nhóm các đồng tiền dự trữ, đứng ngang hàng cạnh các đồng USD, euro, bảng Anh hay yên Nhật. Ngân hàng đầu tư quốc doanh Trung Quốc cũng vượt mặt Ngân hàng Thế giới trong khâu cho vay toàn cầu. Nỗ lực thành lập một quỹ quốc tế nhằm cấp vốn cho các dự án xây dựng hệ thống giao thông cùng cơ sở hạ tầng ở châu Á của Trung Quốc hiện nhận được sự ủng hộ từ 57 nước, trong đó có cả các đồng minh thân cận của Mỹ, bất chấp sự phản đối từ 𒐪chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Giới chuyên gia đánh giá, ngay cả việc thị trường chứng khoán lao dốc không phanh thời gian gần đây cũng khó có khả năng lay chuyển quyết tâm của Trung Quốc. Bắc Kinh nắm giữ khoảng 4.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Số tiền này sẽ được đầu tư ra nước ngoài bất cứ lúc nào nhằmꦯ giúp Trung Quốc thu về lợi nhuận và hơn cả là mở rộng ảnh hưởng.
Sự gia tăng về sức mạnh kinh tế ༒còn song hành với chính sách đối ngoại ngày càng cജứng rắn của Trung Quốc. Bắc Kinh rất mạnh tay trong việc mua sắm, chế tạo tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân hay chiến đấu cơ tàng hình. Tại những vùng biển tranh chấp, họ ngang nhiên tiến hành bồi đắp, cải tạo phi pháp các bãi đá thành đảo nhân tạo. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Những vùng đất mới
Trung Quốc đại diện cho "một nền văn minh và lịch sử có khả năng khơi dậy sự ngưỡng mộ bên trong những người thực sự hiểu về họ", Tổng thống Ecuador Rafael Correa viết trên tài khoản Twitter trước khi chuyên cơ của ông hạ cánh xu🅘ống sâ🍷n bay Bắc Kinh hồi tháng một.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khắc họa💙 việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệ🅰t là ở những quốc gia đang phát triển, như một nỗ lực cộng sinh.
"Hợp tác công nghiệp giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latin diễn ra rất đúng thời điểm", Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong chuyến thăm Chile hồi cuối tháng 5. "Trung Quốc có khả năng sản xuất cao với công ngh꧃ệ tiên tiến và giá thành cạnh tranh trong khi các nước Mỹ Latin lại đang rất cần cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cấp nền công nghiệp của mình".
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩ𒁏u dầu lớn nhất thế giới nên có sức ảnh hưởng đáng kể về chính trị tại những khu vực giàu dầu mỏ. Ngày càng có nhiều nước coi Trung Quốc là một đối tác thương mại không thể thiếu. Vai trò này của phương Tây mặt khác lại đang suy giảm. Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc năm ngoái vượt qua cả Nhật Bản, xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Các công ty Trung Quốc là nhà thầu của hàng loạt dự án xây dựng trên toàn cầu, với nguồn vốn từ ngân hàng nước này. Bắc𒉰 Kinh đang xây nhà máy điện ở Serbia, nhà máy kính và xi măng ở Ethiopia, nhà cho người thu nhập thấp tại Venezuela và hệ thống đường ống dẫn khí gas tại Uzbekistan.
Vì phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nên Trung Qu﷽ốc đang học tập Mỹ và các nền kinh tế lớn khác khi tìm cách sở hữu thêm mỏ ở nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung cho quá trình sản xuất trong nước. Những năm gần đây, các công ty dầu khí Trun𝐆g Quốc liên tục thu mua cổ phần tại nhiều dự án ở Cameroon, Canada, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iraq, Nigeria, Sudan, Uganda, thậm chí cả Mỹ và Venezuela.
Theo Derek Scissors, chuyên gia phân tích tại Viện Doanh ng༺hiệp Mỹ, dầu mỏ là ngành thu hút đầu tư số một của Trung Quốc. Các dự án về năng lượng chiếm 2/3 trong số 630 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài của Bắc Kinh trong một thập kỷ qua.
Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc còn cóꩵ xu hướng tìm đến những mảnh đất không có dấu chân các nước phương Tây, bởi cả lý do kinh tế và chính trị.
Sau khi hứng chịu các đòn trừng phạt của Mỹ và châu Âu bởi các cáo buộc liên quan đến khủng hoảng ở miền đông Ukraine, Nga ꦛđứng bên bờ vực suy thoái, buộc phải tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Danh sách những quốc gia vay từ Trung Q💯uốc ở châu Phi và Trung Đông hầu hết đều là các nước có chế độ chính trị bất ổn hoặc những nền kinh tế luôn gặp khó khăn trong việc trả nợ như Yemen, Syria, Sierra Leone hay Zimbabwe.
Các điều kiện ràng buộc
Khi Ecuador rơi vào khủng hoảng tài chính, không thể vay thêm trên thị trườn﷽g vốn truyền thống, họ tìm đến Trung Quốc. Năm 2009, PetroChina, công ty dầu khí được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, cho PetroEcuador vay một tỷ USD trong hai năm với lãi suất 7,25%. Một năm sau, hàng tấn tiền của Trung Quốc tiếp tục được dồn vào những dự án thủy điện và xây dựng hạ tầng ở Ecuador.
"Thứ mà 🧸Ecuador cần là những nguồn vốn với ít ràng buộc về mặt chính trị", ông R. Evan Ellis, giáo sư nghiên cứu về Mỹ Latin tại Viện Chiến lược Chiến tranh Quân đội Mỹ, bình luận. "Họ cũng muốn thoát khỏi cảnh bị phụ thuộc vào các chính sách tài khóa và yêu cầu về chính trị của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay phương Tây".
Nhưng đi kèm với những khoản vay khổng lồ, Bắc Kinh luôn đưa ra hàng loạt điều kiện. Cùng với việc pꦐhải thanh toán tiền lãi đúng hạn, Ecuador được yêu cầu phải thuê các công ty Trung Quốc và sử dụng công nghệ của Bắc Kinh nếu muốn triển khai các dự án của mình.
Với năng lực tài chính hiện tại, Trung Quốc có thể buộc nhiều nước phải tuân theo những quy định do chính họ áp đặt. Đối với các quốc gia đang phát triển, để được vay vốn, họ phải trả mức lãꦿi suất rất cao đồng thời trao quyền khai thác tài nguyên cho Bắc Kinh trong nhiều năm.
Luật pháp quốc tế hạn chế Mỹ và các nước công nghiệp phát triển cung cấp những khoản vay với các ràng buộc kiểu như trên. Nhưng Trung Quốc vẫn được xếp vào hàng các nước đang phát triển, vì thế họ không cần tuân thủ những tiêu chuẩn này. Đây cũng là một trong những lý do khiến Mỹ phản đối việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ thiết lập những luật lệ riêng với các chuẩn mực🍒 về độ minh bạch, công tác quản lý và bảo vệ môi trường bị giảm thiểu tối đa.
Theo NYTimes, các điều khoản ràng buộc mà Trung Quốc đưa ra💞 đặt nhiều quốc gia vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Ở Eꦏcuador, tiền bán dầu mỏ chiếm gần 40% nguồn thu của chính phủ, theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ. Với giá dầu thô hiện giảm còn khoảng 50 USD/thùng, Ecuador dường như sẽ không đủ khả năng trả nợ.
Nếu Ecuador và các nước vay từ Trung Quốc khác không thể trả nợ, nghĩa vụ của họ đối với Bắc Kinh v♐ì thế cũng tăng lên. Khi đó, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tái cấu trúc các khoản nợ bằng cách k🐼éo dài thời hạn vay thay vì xóa một phần nợ. Điều này có nghĩa các nước đi vay buộc phải giao nguồn tài nguyên của mình vào tay Trung Quốc thêm nhiều năm nữa và để mất cơ hội phát triển của riêng mình.
Cái giá phải trả
Hành động🐈 phô trương năng lực tài chính khiến nền kinh tế Trung Quốc trở nên dễ bị tổn thương 🌠hơn. Bắc Kinh tự đặt mình vào thế khó khi làm ăn tại các nước có nền chính trị bất ổn, những thị trường mới nổi với nhiều biến động cũng như các lực lượng kinh tế nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, bình luận viên Clifford Krauss và Keith Bradsher đánh giá.
Bất kỳ vấn đề lớn nào cũng có thể tác động tới sự tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt là khi nó đang có chiều hướng chững lại. N🔯hững rắc rối gần đây trên thị trường chứng khoán đang gia tăng áp lực lên nền kinh tế mặc dù chính phủ Trung Quốc nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định tình hình chung.
Bất chấp việc Bắc Kinh có nguồn ngoại hối lớn để kháng cự lại nhữn🌜g cú sốc mạnh về tài chính, rõ ràng nền kinh tế nước này đang tồn tại nhiều vấn đề. Những biến động ở Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty, nền công nghiệp hay nền kinh tế phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Trung Quốc sở hữu chỉ số về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và năng lực quản trị doanh nghiệp tương đối thấp. Bên cạnh mặt tốt là các k💮hoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ tạo thêm công ăn việc làm, giới cไhuyên gia quan ngại Bắc Kinh cũng sẽ "xuất khẩu" cả những tiền lệ xấu của mình tới những nước khác.
Các công ty khai thác mỏ và sản xuất của Trung Qꩵuốc còn vướng phải những cáo buộc về bóc lột công nhân nước ngoài quá đà. Các nhà máy điện chạy bằng than và những khu công nghiệp của nước này đang làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường tại những quốc gia đang phát triển.
Và hẳn nhiên, tất cả những vấn đề tr🌟ên đều hiện hữu ở Ecuador. "Vấn đề của Ecuador là chúng tôi chỉ đang thay thế sự thống trị của Mỹ bằng một sự thống trị khác từ Tru🥀ng Quốc", Alberto Acosta, cựu bộ trưởng năng lượng Ecuador, nhận định.
Vũ Hoàng (theo New York Times)