Thông tin mới được công bố bởi cổng thông tin thị trường cà phê World Coffee Portal. Công ty nghiên cứu này cho biết số lượng cửa hàng cà phê có thương hiệu (branded coffee shop) ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 58% trong 12 tháng qua, đạt 49.691. Trong khi đó, Mỹ hiện có 40.06🃏2 cửa hàng.
Cửa hàng cà phê có thương hiệu là khái niệm chỉ các cửa hàng mang thương hiệu nổi tiếng, thuộc sở hữu của các công ty. Đặc điểm chung của chúng là kinh doanh theo chuỗi, có thiết kế nội thất, menꦜu chuẩn đồng nhất và thường xuyên cung cấp sản phẩm đặc trưng riêng thương hiệu.
Tăng trưởng ở Trung Quốc năm qua được dẫn dắt bởi sự mở rộng nhanh chóng của mô hình cửa hàng nhỏ và tập trung vào giao hàng của Luckin Coff൲ee và Cotti Coffee, lần lượt có thêm 5.059 và 6.004 cửa hàng mới năm qua. Luckin, mới thành lập cách đây 6 năm, có 13.273 cửa hàng và là chuỗi cà phê lớn nhất hiện nay.
Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc năm 1999, đang là chuỗi lớn thứ hai. Chuỗi đến tꩵừ Mỹ đã mở thêm 785 cửa hàng năm nay, nâng tổng số lên 6.806. Cotti Coffee, được thành lập bởi hai cựu giám đốc điều hành của Luckin vào tháng 8/2022, bám sát theo sau với 6.061 cửa hàng.
Hơn 90% tr🎀ong số 4.000 người tiêu dùng tại quán cà phê Trung Quốc được khảo sát cho biết có uống cà phê nóng hàng tuần, trong khi 64% uống cà phê đá ít nhất một lần một tuần. Có 89% khách hàng đến quán hoặc đặt mua ít nhất một lần mỗi tuần và 20% thực hiện hàng ngày. World Coffee Portal dự báo tăng trưởng cửa hàng cà phê theo chuỗi ở Trung Quốc sẽ bùng nổ ở mức 24% vào năm 2024 và chậm lại dần còn 6% năm 2028.
Đầu năm nay, Starbucks đã rót hơn 200 triệu USD vào một cơ sở mới ở phía đông Trung Quốc. Vào thời điểm khai trương hồi tháng 9, gã khổng lồ đồ uống này cho biết đây là khoản đầu tư lớn nhất họ từng thực hiện cho một tru🧜ng tâm sản xuất và phân phối cà phê bên ngoài nước Mỹ.
Trung Quốc từ lâu đã là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của Staꦛrbucks, đóng vai trò là thị trường lớn thứ hai tr🌳ên toàn thế giới và thị trường nước ngoài hàng đầu. Tuy nhiên, CEO Laxman Narasimhan cho biết công ty "vẫn còn trong những ngày đầu hoạt động ở Trung Quốc", ngụ ý rằng mức tiêu thụ cà phê ở quốc gia có truyền thống uống trà này vẫn tương đối thấp. Vì vậy, Starbucks đặt mục tiêu có 9.000 cửa hàng tại đây vào 2025.
Thương hiệu chuỗi cà phê từ Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập thị trường này. Theo đó, Trung Nguyên Legend đã mở được hai cửa hàng tại Thượng Hải, lần lượt vào tháng 9/2022 và tháng 7/2023. Tập đoàn Trung Nguyên Legend cho hay đang xúc tiến triển khai kế hoạch phát triển 1.000 cửa hàng theo mô hình Thế giới cà phê Trung Nguyên Legen꧟d tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc thông qua hình thức hợp tác đầu tư.
Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Allegra, sở hữu World Coffee Portal, Jeffrey Young đánh giá thị trường quán c𒆙à phê Đông Á đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ việc mở rộng cửa hàng phi thường ở Trung Quốc, quốc gia đã nhanh chóng trở thành cường quốc ngành cà phê toàn cầu🃏.
"Thật đáng khích ಞlệ khi thấy các thị trườn꧟g Hàn Quốc và Nhật Bản lâu đời tiếp tục hoạt động mạnh mẽ cùng với sự phát triển của văn hóa cà phê tại các thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, Malaysia và Indonesia", Jeffrey Young nói.
Phiên An