"Trung Quốc cho biết từ ngày 11/4 đến ngày 20/4, nước này sẽ xả nước ở đập Cảnh Hồng xuống hạ lưu sông Mekong ở mức 1.200 m3/s", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ🍒 Ngoại giao cho biết tro𒆙ng cuộc họp báo chiều nay.
Từ ngày 21/4 đến hết m🍌ùa khô, Trung Quốc s🌸ẽ tiếp tục gia tăng lưu lượng nước xả ra, căn cứ vào lượng nước ở thượng nguồn và an ninh điều tiết mạng lưới điện của nước này.
Hồi giữa tháng ba, Bắc Kinh thông báo xả lượng nước đạt 2.190 m3/s xuống hạ lưu sông Mekong, gấp đôi lưu lượng thông thường hàng năm. Sau đó Lào cũ📖ng cho biết tiến hành xả nư🐬ớc từ các đập thủy điện với lưu lượng khoảng 1.136 m3/s. Cùng 🌃với lượng nước từ một số con sông khác của Thái Lan, ước tính tổng lượng nước từ sông Mekong qua Lào, Campuchia vào Việt Nam là khoảng 3.611 m3/s.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trong tuần🅠 đầu tháng 4 đã đón nhận lượng nước này, góp phần hỗ trợ cứu hạn và chống xâm nhập mặn.
"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của các quốc gia liên quan trong việc phối hợp sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, qua đó đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gi♑a liên quan cũng như cuộc sống của người dân ở khu vực này", ông Bình nói.
Trong số 12 tỉnh miền Tây của Việt Nam bị hạn, xâm nhập mặn hoành hành, có 9 tỉnh đã công bố tình trạng thiên tai. Hàng trăm nghìn ha lúa, mía, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản bị thiệt hại, hơn một triệu người dân thiếu nước ngọt sử dụng. Nhiều nơi, người dân phả𝓀i mua nước sông, nước giếng với giá 150.000-200.000 đồng mỗi khối.
Việt Anh