Trên tạp chí Popular Science, hai c꧒huyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer cho biết các đảo nổi di động sẽ do hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Kí Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải thi công. Đảo đầu tiên trong số trên sẽ được dùng để khai thác dầu khí xa bờ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho hay tại cuộc họp báo tháng này, một sĩ quan quân đ🍬ội Trung Quốc đã tuyên🔥 bố các đảo nổi sẽ mang nhiều mục đích quân sự.
"Đảo nổi có thể hỗ trợ cả các nhiệm vụ dân sự và quân sự, trong đó có tiếp tế, đỗ máy bay và làm🤡 căn cứ cho các phương tiện đổ bộ", hai tác giả cho biết.
Đảo nổi của JDG được thiết kế theo kiểu mô-đun, lắp ráp từ các kết cấu thân nửa nổi nửa chìm và ban đầu sẽ có ba kích thước khác nhau. Đảo nhỏ nhất sẽ dài 300 m và rộng 90 m, trong khi đảo lớn nhất sẽ dài tới 900 m và rộng 120 m. Kích cỡ đảo nổi tầm trung dài 600 🙈m và rộng 120 m.
Các tác giả꧂ ước tính rằng ba đảo nổi trên dự kiến có tải trọng từ 400.000 đến 1,5 trꦿiệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.
Thiết kế dạng mô-đun cho phép JDG tiếp tục mở rộng các đảo bằng cách ghép thêm kết cấu nửa nổi nửa chìm giống như trò chơi xếp hình Lego. Dù mỗi mô-đun có kích thước lớn, việc lắp ghép vẫn dễ dàng diễn ra ở ngoài khơi. Các mô-đun sẽ được những tàu hạng nặng kéo từ các xưởng đóng tàu trên bờ ra biển.
Thiết kế này cũng khiến ജcác đảo khó bị đánh chìm.
Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi ♉có thể dài đến 2 🐬km. "Những căn cứ lớn như thế có thể chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay tiêm kích, tấn công. Không giống những căn cứ đảo cố định, chúng có thể được tái triển khai ngoài tầm tên lửa của đối phương", các tác giả cho biết.
Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo 🍸đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Tuần trước, nh💧ững hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng đường băng đầu tiên ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Anh Ngọc