"Trung Quốc đã xây dựng ba căn cứ không quân, 5 trận địa phòng không và 5 sân bay trực thăng gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định với Ấn Độ kể từ năm 2017 đến nay", báo cáo mang tên "Động lực quân sự thể hiện ý định của Trung Quốc dọc biên giới Ấn Độ" được Stratfor, hã🌃ng tư vấn tình báo và an ninh có trụ sở tại Mỹ, công bố ngày 22ಌ/9 cho biết.
Trong báo cáo, tác giả Sim Tack, chuyên gia phân tích toàn cầu cấp cao của Stratfor, cho rằng nỗ lực tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự này cho thấy sự thay đổi trong chí🔜nh sách của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ.
"Cuộc đối đầu trên cao nguyên Doklam năm 2017 dường như làm thay đổi các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, khiến họ tăng gấp hơn hai lần s꧂ố căn cứ quân sự gần biên giới với Ấn Độ tro🃏ng ba năm qua", theo Tack.
Báo cáo cho rằng việc các cơ sở quân sự Trung Quốc mọc lên một cách nhanh chóng ở khu vực tranh chấp trong hai năm qua đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng với Ấn Độ, dẫn tới các cuộc xô xát hồi tháng 5 và vụ ẩu đả chết người giữa quân đội hai nước tại thung lũng Galwan hôm ꦍ15/6.
Dựa trên ảnh vệ tin🌊h và các nguồn tin khác, báo cáo nhận định 4 trong số 5 sân bay trực thăng mới của quân đội Trung Quốc (PLA) dọc LAC được xây dựng sau các vụ đụng độ tại khu vực Ladakh hồi đầu t꧑háng 5.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng 62017 bắt đầu cuộc đối đầu trong 73 ngày tại khu vực Dokꦇlam, gần ngã ba Sikkim - 🎐Bhutan - Tây Tạng. Đợt đối đầu này được giải quyết sau các cuộc hội đàm căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, song PLA đã kịp xây dựng cơ sở quân sự cùng sân bay trực thăng và điều quân tới đồn trú ở bắc Doklam.
PLA sau đó nhanh chóng xây dựng nhiều công trình gần LAC, gồm các tuyến đường mới, cầu cống và sân bay trực thăng, đồng thời tăng cường ⛄lực lượng và triển khai thêm tiêm kích tại các căn cứ không quân ở Hotan và Kashgar thuộc Tân Cương, Gargunsa, Lhasa-Gonggar và Shigatse thuộc Tây Tạng.
Ấn Độ cho biết PLA kéo cáp quang quân sự tới nhữﷺng vị trí xảy ra đụng độ như hồ Pangong Tso và Suối Nước nóng (Kyam), song Trung Quốc bác tin này. Một lượng lớn tăng thiết giáp, pháo và tên lửa phòng không được Trung Quốc triển khai ở các khu vực hậu phương dọc theo LAC.
Báo cáo của Stratfor nhận định chiến lược của Trung Quốc dọc theo LAC giống những vùng lãnh thổ khác họ tham gia tranh chấp. "Trung Quốc muốn tăng cường khả năng triển khai sức mạnh không quân dọc theo biên giới với Ấn Độ và khai thác khoảng trống tiềm ẩn trong năng lực của💧 nước này, đồng thời củng cố vị thế quân sự quyết liệt trong tranh chấp biên giới", báo cáo có đoạn.
Căng thẳng dọc theo LAC đã gia tăng nhiều tháng qua, bất chấp nỗ 𝓡lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao, quân sự và chính trị, bao gồm các cuộc hội đàm tại Moskva đầu tháng 9 giữa quanꦓ chức hai nước.
Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ. Giới chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột vũ trang toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới và ꦫcùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sa♒i", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962 diễn ra tại khu vực Ladakh và kết thúc bằng m🍎ột hiệp định đình chiến. Kể từ đó, quân đội hai nước canh gác khu vực biên giới chưa phân định kéo dài từ Ladakh với bang Arunachal Pradesh.
Nguyễn Tiến (Theo Times of India)