Công ty TNHH Thùy Dương, đơn vị quản lý trung tâm Parkson Pragon cho biết kế hoạch di dời đã được thông báo với các đối tác kinh doanh tại Parkson Paragon trước 2 tháng và nhận được sự đồng thuận. Việc di dời này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của các trung tâm mua sắm khác mang thương hiệu Parkson tại Việt Nam. Các quyền lợi của chủ thẻ khách hàng thành viên sẽ vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng trên toàn bộ hệ thống của𝓀 nhà bán lẻ này.
Đại diện Công ty T✨NHH Thùy Dương cho hay, các trung tâm thương mại mới dưới thương hiệu Parkson sẽ vẫn được phát triển trong kế hoạch mở rộng của nhà bán lẻ này và sẽ được thông báo vào thời gian tới.
Năm 2011, Parkson chính thức trở thành nhà quản lý trung tâm thương mại Saigon Paragon, từ đó đổi tên khu thươ🌟ng mại này thành Parkson Paragon. Thời gian quản lý được công bố thời điểm đó là 19 năm. Tuy nhiên, sau 5 năm 🐬hoạt động, nhà đầu tư này đã dời đi nơi khác.
Trước đó từ năm 2009, Trung tâm thương mạ🎉i Saigon Paragon khai trương tại góc đại lộ Nguyễn Lương Bằng và Hoàng Văn Thái trên diện tích đất 6.000 m2, thuộc khu thương mại và tài chính quốc tế Nam Sài Gòn, quận 7, TP HCM. Chủ đầu tư tòa nhꦅà là Công ty cổ phần Kim Cương (Paragon Corporation), được thành lập bởi hai nhà đầu tư trong ngành thời trang, ẩm thực, mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Khaisilk và Thủy Lộc.
Saigon Paragon có quy mô 🅰19.000 m2 khu thương mại từ tầng hầm B1 với khu ẩm thực, siêu thị đến khu mua sắm cao cấp từ tầng 1 đến tầng 4. Khu giải trí 4.000 m2 tại tầng 5. Khu văn phòng cho thuê rộng 15.000 m2 được bố trí từ tầng 6 đến tầng 9. Ngoài ra, còn có 3.000 m2 dành riêng cho khu vực tổ chức hội nghị tại tầng 10 của tòa nhà. Bãi đỗ xe tầng hầm có sức chứa 400 ôtô.
Trước đó, vào tháng 1/2015, Công ty TNHH Parkson Việt Nam cũng đã quyết định dừng hoạt động trung tâm thương mại tại Keangnam (đường 𝓰Phạm Hùng, Mễ Trì, Hà Nội) do không đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra.
Hà Thanh