Những dòng chữ đều tăm tắp ghi trên bệnh án của em bé đến từ xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đằng sau con số 3 đợt truyền hóa chất là hành trình gần một năm của người mẹ 42 tuổi꧋, coi bệnh viện như nhà để cùng con sống vui những ngày🍌 bệnh tật.
Tối ngày 2/11/2018, căn nhà nhỏ cuối làng của chị Nguyễn Thị Vân tấp nập người ra vào. Ai đến cũng dúi cho chị cái phong bì hoặc vài ba chục nghìn để p༺hụ đưa thằng Hoàng đi khám bệnh. Tuần trước, nó vẫn chạy chơi trong sân, thi thoảng kêu đau bụng. Thấy da con tái xanh, môi thâm tím, chị Vân tưởng nó bị giun sán nên đưa xuống viện huyện rồi ra viện tỉnh kiểm tra. Sau một loạt các xét nghiệm, bác sĩ gọi chị vào nói: "Bệnh nặng lắm, phải đi ngay Viện Huyết học Hà Nội, đừng chần chừ". Ra Hà Nội là mong ước từ lâu của chị Vân. Đã năm lần bẩy lượt chị hứa với 4 đứa con, nếu học giỏi mẹ cho đi thủ đô chơi công viên, thăm lăng Bác nhưng vì nhà nghèo nên chưa thể thực hiện.
Hôm sau, gom tiền bà con cho và bán thêm đôi lợn, chị Vân cầm trong tay 10 triệu đồng, mang thêm ba bộ quần áo, đôi dép tổ ong🐻 mới sắm, bế con bắt xe ra Hà Nội. Xe đi nửa đêm đến tờ m🌸ờ sáng dừng ở bến Nước Ngầm. Mất thêm 50.000 đồng, lái xe ôm đưa hai mẹ con về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Hà Nội trong ấn tượng đầu tiên của chị toàn là nhà cao tầng và đầy bụi, không đẹp như trên vô tuyến.
10 triệu tiêu được bao lâu
Đầu tháng 11, Hà Nội trở lạnh. Sáng hôm chị Vân đến Viện Huyết học trời mưa tầm tã. Nhìn thấy bóng bác sĩ áo trắng, Hoàng hét toáng lên, gào khóc ầm ĩ. Sau vài lần vào bệnh viện huyện rồi đến bệnh viện tỉnh, tꦐhằng bé sợ bị chọc kim vào người. Người lớn nịnh mãi, nó mới đồng ý cho bác sĩ lấy máu. Ngồi chờ kết quả, chị Vân vẫn hi vọng con chỉ bị bệnh nhẹ, chữa vài tuần sẽ khỏi.
Nhưng không như mong đợi, chị Vân được biết con bị Lơ xê mi cấp - thể L2, một bệnh gì đó nghe rất khó hiểu nhưng là ung thư. Người phụ nữ quê mùa nặng 40 kg ấy cứ tưởng rằng chồng bị phong mất một chân, mình mắc bệnh tim là đ♔ã gánh hết vận hạn cho gia đình. Chị gục xuống khóc vì hiểu rằng ung thư rất nguy hiểm, ai bị cũng chết nhưng không tin "nó vận vào con mình". Trực tiếp khám cho Hoàng, bác sĩ Lê Thị Nguyệt muốn chị cho con ở lại điều trị, truyền hóa chất thì cơ hội sống là 50-50, còn về nhà chắc chắn thằng bé không sống được quá vài tháng.
Còn nước còn tát, chị Vân cùng con làm thủ tục nhập viện, nhận giường bệnh. Ru Hoàng ngủ , chị nhờ người trông con giúp rồi ra cổng bệnh viện sắm ít đồ cho những ngày sắp tới. Tần ngần hồi lâu, chị mua một cái xô, một khăn mặt, một cái cốc uống nước, chục hộp sữa tươi cho con, thêm💞 vài cℱuộn giấy vệ sinh cùng suất cơm. Tất cả hết gần 200.000 đồng. Người mẹ nghèo đứng nhẩm rất lâu để tính xem khoản tiền 10 triệu trong túi sẽ tiêu được mấy tháng.
Khoa Bệnh máu trẻ em của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương hiện nay có khoảng 200 bệnh nhi mắc ung thư máu. Các bệnh nhân từ nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung đến chữa bệnh. Bác sĩ Lê Thị Nguyệt cho biết: "Các cháu thường điều trị rất lâu, ở bệnh viện hơn tháng nên bác sĩ nhớ tên, nhớ bệnh từng cháu. Phòng con🃏 chị Vân nằm có hai cháu tên Hoàng đều bệnh nặng nhưng rất nhanh nhẹn, hay nói cười. Trẻ bị ung thư máu thường điều trị hóa chất để giảm đau đớn, kéo dài sự sống chứ không hi vọng sẽ khỏi hẳn". Trước câu hỏi: "Có khỏi hẳn không?" và ánh mắt tha thiết của bố mẹ các cháu bé, những người thầy thuốc như bác sĩ Nguyệt thường rất khó đưa ra câu trả lời.
Hai lần đọc kinh sáng và tối
Tuần đầu nhập viện, Hoàng được truyền máu và tiêm nhiều loại thuốc "tên💯 toàn tiếng Tây", chị Vân cố thúc con ăn thật nhiều để có sức. Ngày "vào thuốc" (truyền hoá chất) lần đầu, chị Vân vẫn nhớ thằng bé được truyền 3 chai đỏ, 2 chai trắng rồi nằm thiêm thiếp ngủ, không ăn được gì. Mẹ cứ ngồi đầu giường nhìn con rồi khóc, mong nó không bị làm sao. Mất mấy hôm, Hoàng tỉnh dần, bắt đầu uống được sữa và ăn cháo loãng, bố ra thăm đưa cho vài trăm nghìn tiền đi phụ hồ có được.
Nhìn con trai mất từn🍌g mảng tóc nhưng vẫn cười hớn hở khoe hàm răng sữa đã rụng gần hết, bố nhắc: "Mi nhớ ăn ngoan, chữa khỏi bệnh thì được về nhà đi học với cô Hoài, cô Thành". Thằng bé đáp ngay: "Con muốn về nhà đi học". Từ hôm đó, ngày nào nó cũng ngoan ngoãn ăn đúng bữa, uống nhiều sữa để 🍒được về đi học.
Chị Vân ở đây chăm con một mình nên ngày dài như vô tận. Mỗi lần đi mua cơm, chị thường đứng rất lâu nhìn những xe đẩy bán quần áo cho trẻ con màu sắc sặc sỡ, đẹp hơn hẳn đồ bán ở chợ quê. Mỗi bộ vài chục, vài trăm nghìn. Chị dự định khi nào thằng bé đỡ hẳn, sẽ ra mua cho nó vài💖 bộ để về quê đi học.
Đến giữa tháng 12, khi bệnh tình của Hoàng đã ổn, họ hàng góp tiền mua vé máy bay cho hai mẹ con vào một nhà thờ tận Nhà Bè, TP HCM để xin Chúa ban phước. "T𓂃iếc ti🔯ền lắm nhưng vẫn đi để xin Chúa ban ơn", chị nói. Trở về, chị Vân mang theo tấm ảnh Đức mẹ treo ở đầu giường bệnh của con. Sáng sớm và đêm muộn chị ngồi nhẩm đọc kinh để mong thằng bé được Chúa che chở.
Có những đêm chị tha🍌o thức đến gần sáng không ngủ được lại lẩm nhẩm đọc kinh. Trong bài kinh chị đ𒁏ọc có nỗi nhớ nhà, nhớ đứa con trai làm thuê tận miền Nam, hai đứa con gái ở quê mong mẹ và mẫu ruộng năm ngoái lúa vẫn lên xanh tốt.
Tuần trước, bố Hoàng gọi ra bảo: "Năm nay ngập, lúa chết hết rồi, đừng nhớ nữa﷽".
Ước mơ về nhà đi học
Giáp Tết năm ngoái, Hoàng được ra viện đúng ngày ông Công, ông Táo về trời. Con ốm nặng nên nhà chị Vân không có Tết, mấy mẹ con cũng không đi chơi họ hàng. Bà con hàng xóm qua thăm mừng tuổi cho thằng Hoàng toàn tiền chục nghìn, trăm nghìn, rồi trách thương: "Thằng ni gầy quá". Chị Vân vuốtℱ phẳng từng đồng, bỏ hết vào lợn nhựa. Hoàng cứ ôm con lợn trong lòng vui vẻ lắm. Ai hỏi khỏi bệnh chưa cũng bảo khỏi rồi, không phải đi bệnh viện nữa, ra Tết sẽ được đi học. Lúc mẹ mổ lợn lấy tiền đi viện, nó khóc mãi.
Mồng 10 tháng Giêng, hai mẹ con ra Hà Nội mang theo số vốn mừng tuổi và khoản bán con bò mua bằng tiền quỹ xoá đói. Lần này, chị Vân đã quen hơn với những quán ăn sau viện, quán này chủ hơi khó tính, quán kia cơm hơi khô. Còn Hoàng đã thuộc 𒁃hết lối đi ở tầng 6, quen cô Xuân y sĩ, cô Nguyệt bác sĩ, nhớ tên các bạn, các anh chị trong phòng, không sợ bị chọc kim nữa. Họ hàng gọi điện hỏi thăm, nó kể: "Ở ni nhiều bạn lắm, toàn đầu trọc. Con sắp được về đi học rồi".
Niềm vui của hai mẹ con là thi thoảng có đoàn từ thiện vào thăm, cho mỗi cháu một phong bì vài trăm nghìn, thêm gói quà hoặc suất cơm tình thương. Hoàng cũng được cho một bộ đồ chơi siêu nhân, thằng bé giữ nguyên hộp giấy và túi bọc cất trong tủ đầu giường bệnh, ai đến cũng mang khoe. Từ một nơi xa lạ, Viện Huyết học trở thành nhà của hai mẹ con. Còn Hà Tĩnh đã là quê vì lầnꦜ về lâu nhất cũng chỉ ở được 20 ngày.
Tháng 4 vừa rồi, thấy Hoàng mệt nhiều, chị Vân lại đưa thằng bé vào TP HCM lễ nhà thờ. Không có tiền mua vé máy bay, phải đi xe khách một ngày một đêm mới đế♏n nhưng thương con nên mẹ vẫn quyết lên đường. Sau lần đó, chị tin Chúa ban ơn cho con trai khỏe hơn.
Trung thu ở Thủ đô
Giữa tháng 8, Hoàng "vào thuốc" lần thứ ba, chị Vân đếm được 3 chai đỏ, 15 chai trắng. Không may, thằng bé bị sốt nhiễm khuẩn nên phải ở lại lâu hơn dự định hơn gần hai tuần. Nhưn🥃g nhờ thế mà Hoàng biết đến Trung thu.
Quê nhà trong lời kể của chị Vân nghèo lắm, bọn trẻ làm 💮gì có trung thu. Năm ngoái ở trường mầm non, nó được cô phát cho cái bánh nướng bé bằng lòng bàn tay mang về, không có đèn ông sa🍷o.
Năm nay, chưa được thăm lăng Bác Hồ, đi chơi công viên như lời mẹ hứa nhưng Hoàng đã biết lễ hội Trung thu có chú Cuội, chị Hằng do các nhà hảo tâm tổ chức ở Viện Huဣyết Học. Thằng bé còn được ăn bánh nướng có nhân đậu ngọt, có quà mang về nên thấy ở viện vui hơn về quê. Nó cứ nhắc mãi: "Ở đây hết tháng, chờ các cô mua đèn ông sao mang về nhà chơi nhé".
Nhìn con cười tươi, vui Tết Trung thu với các bạn, chị Vân mong đến T🔴rung thu sang năm, Hoàng đã khỏi bệnh, được ở nhà, không có đèn ông sao cũng được. Chị hi vọng🐓 vì hôm trước kiểm tra cho Hoàng, bác sĩ Nguyệt bảo thằng bé đã đỡ.
Nha Trang
Từ ngày 1/9/2019, độc giả có thể tham gia cuộc thi viết về nghị lực của bệnh nhân ung thư "Sống như những đóa hoa - Hướng về phía mặt trời".
Đ🧜ây là 💧nơi độc giả chia sẻ cảm xúc, câu chuyện về nghị lực chiến đấu với bệnh tật của chính mình hoặc những nhân vật mình biết. Qua đó, truyền tải những câu chuyện xúc động, phương pháp, kinh nghiệm chống chọi với bệnh ung thư để không gục ngã.
Đối tượng dự thi là người nhà, bệnh nhân, cộng đồng, y bác sĩ, cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành Y tế. Ban tổ chức sẽ chọn ra 24 bài dự thi có số điểm cao nhất để trao giải thưởng chung cuộc tương ứng với các thang hạng mục ℱgiải, công bố trên VnExpress trước ngày 3/2/2020.
Người tham gia gửi bài vào email của chương trình: so𝔍ngnhunhungdoahoa.ghv@gmail.coꦍm.
Tác phẩm dự thi có thể là bản viết, bản in, bản vẽ hoặc gửi file ghi âm lời kể chuyện qua zalo, viber đến số điện thoại 0866 206 808 hoặc gửi thông tin qua tin nhắn tại trang .
Giải thưởng chương trình đến 25 triệu đồng cùng thời gian dài sử dụng sản phẩm GHV Ksol/GENK STF. Chương trình được tổ chức bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam, Báo điện tử 168betꦯvisa-slots.com cùng Kênh VTV2, Đài truyền hình Việt Nam.