Xung quanh câu chuyện "Những thói quen hun khói bầu trời Hà Nội", nhiều người đặt dấu hỏi về quan điểm cho rằng than tổ ong là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội:
Khi ꦗxưa xã tôi 100% nấu cơm bằng rơm, than, đủ ngày ba bữa, sao khi đó bầu trời vẫn trong xanh đẹp đẽ vậy? Bây giờ cả xã tôi nấu bếp gas, bếp điện hết rồi mà lại thấy ô nhiễm thêm? Sao chúng ta không tự nhận là quy hoạch kém, để các cơ quan, xí nghiệp, chung cư chen chúc trong nội đô, dòng người cứ ùn ùn trong thành phố, thi công bừa bãi, cây xanh chặt quá nhiều...?
Tôi còn nhớ trước đây gần như nhà nào cũng đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong nhưng có thấy ô nhiễm gì đâu. Ngày nay hầu hết là bếp gas, bếp từ, còn lại một số nhỏ đun than tổ ong và củi mà không khí ô nhiễm đến mức đậm đặc? Mặt khác, nếu chỉ đơn giản là do xây dựng, khí thải từ các phương tiện giao thông thì tại sao chỉ riêng Hà Nội, TP HCM ô nhiễm thay vì hầ🧸u hết các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An....?
Tổ dân phố nhà tôi 10 năm trước có 30-40 nhà đun than, bây giờ còn khoảng 2-3 nhà đun, do họ nấu bán hàng ăn sáng. Vậy sao đổ cho than tổ ong? Dân bây giờ đun bếp từ, gꦬas rồi.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến khẳng định, chất lượng không khí ở Hà Nội xuống thấp bởi nhiều nguyên nhân cộng hưởng:
Xưa kia cả thành 🙈phố dùng than tổ ong, thậm chí còn là củi nhưng vẫn dễ thở hơn bây giờ nhiều. Đến giai đoạn 2010 là bùng nổ xe gắn máy, bắt đầu bùng nổ ôtô, người ta vẫn nói cười thỏa mái ở nhiều nơi mà không cần khẩu trang. Nhưng khi các tập đoàn địa ốc thi nhau tạo nên các lô cốt, các tuyến đường bị cày xới, dân nhập cư ồ ạt tiến vào thì Hà Nội như không còn chịu đựng thêm được nữa. Đừng đổ cho vài viên than. Muốn một Hà Nội có kinh tế mạnh, người ta hy sinh nh📖iều thứ để đạt được, môi trường chỉ là một trong số đó
Có 22.🔯000 bếp than mà đốt tới 528 t🌊ấn than mỗi ngày. Vậy trung bình mỗi bếp đốt 24 kg than mỗi ngày, thấy vô lý quá. Ngày xưa, người dân đốt than nhiều hơn bây giờ, thế thì tại sao bây giờ ô nhiễm nhiều hơn? Nếu cứ cho con số 528 tấn than đốt mỗi ngày là đúng thì nó chẳng thấm tháp gì so với một nhà máy nhiệt điện than 1.200 MW thải ra tói 4.500 tấn xỉ than mỗi ngày. Thiết nghĩ, việc chống ô nhiễm không khí cần xác định đúng nguyên nhân chứ đoán do người dân đốt than tổ ong là hoàn toàn sai lầm, sẽ không bao giờ giảm được ô nhiễm.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.