Gần đây, có nhiều bài viết về câu chuyện thu, chi quỹ lớp. Có người bức xúc vì "Phụ huynh đóng quỹ lớp 95 triệu,🐽 không công khai chi tiêu vì nhạy cảm", có người lại phàn nàn "Phụ huynh🥃 đóng quỹ lớp 17 triệu nhưng chi cho việc học chỉ 1,3🐽 triệu đồng", thậm chí có phụ huynh còn tuyên bố "Không đóng quỹ lớp cho con quá 500.000 đồng"... Nhìn chung, phần lớn ý kiến đều 🃏có cái nhìn khá tiêu cực về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như sự tồn tại của quỹ phụ huynh.
Bản thân tôi cũng là một người cha có con năm nay vào lớp một. Con tôi học trường công lập, sĩ số lớp có 30 học sinh. Mới vào đầu năm học, tôi được cô giáo chủ nhiệm của lớp con mời làm Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. bản thân tôi không chủ ý làm công việc này, nhưng vì cũng muốn đón🦂g góp công sức, hỗ trợ cô giáo và các con học sinh trong các hoạt động của lớp nên tôi đồng ý.
Kinh phí ban đầu ban phụ huynh xác định để chi tiêu cho một năm học là khoảng một triệu đồng (chủ yếu dùng cho các hoạt động chung của lớp như sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức chơi trò chơi dân gian trong các dịp đặc biệt...). Nói chung, cá nhân tôi thấy số tiền trên là hợp lý, vì chia ra mỗi tháng mỗi học sinh cũng chỉ phải đ𒈔óng tầm 120.000 đồng.
Thế nhưng, vì để thoải mái, không gây áp lực c🃏ho các phụ huynh trong lớp, nên tôi đề xuất chỉ thu trước 300.000 đồng mỗi học sinh, sau này nếu thiếu sẽ thu thêm. Tất nhiên, các phụ huynh trong lớp đều đồng ý với tinh thần đó.
Nói thật, là một phụ huynh, tôi hiểu rằng không ai muốn làm trong Ban đại diện cha mẹ học 🅘sinh cả. Vì bên cạnh trách nhiệm nặng nề khi phải quản lý toàn bộ thu chi trong lớp, chúng tôi còn phải mất công đi năn nỉ từng phụ huynh đóng góp đầy đủ, rất mệt mỏi.
>> Trưởng hội p🐲hụ huynh tuyên bố đóng quỹ lớp 1,3 triệu đồng
Có những lúc, tôi còn phải tự bỏ tiền túi của mình ra để góp thêm vào các hoạt động tập thể, do không muốn 𓂃các con học sinh phải chị𝓰u thiệt thòi. Ai cũng muốn con mình có điều kiện học tập, phát triển tốt nhất, nhưng thực tế, vẫn có những cha mẹ chỉ muốn con mình được hưởng lợi từ đóng góp của người khác. Đó là điều không công bằng với các phụ huynh có trách nhiệm đóng đủ quỹ lớp cho con.
Còn nói về chuyện ăn chặn tiền quỹ lớp, có thể ở đâu đó vẫn xảy ra, nhưng tôi tin là 🍸không🅺 nhiều và bản thân lớp con tôi càng không bao giờ có chuyện đó bởi nó rất thất đức. Quỹ lúc nào cũng thiếu, phải vận động thu thêm mới đủ chi, thì lấy đâu ra để mà chúng tôi ăn chặn?
Đặt giả định ngược lại, nếu không có khoản đóng góp này thì các con học sinh sẽ chỉ học chạy, không có hoạt động ngoại khóa, không có điều kiện vui chơi, không có🍰 quà cuối năm để làm phần thưởng khích lệ cho sự cố gắng của mình🔴 (trừ những bạn giỏi được nhà trường tặng cho hai, ba cuốn vở và tờ giấy khen). Vậy thử hỏi, liệu các phụ huynh ở đây có sẵn lòng chấp nhận chuyện đó với con mình hay không?
Nói thường dễ hơn làm. Người ngoài thường nhìn những thành viên trong Ban phụ huynh với ánh nhìn xét nét, ác cảm. Nhưng đó là suy nghꩵĩ một chiều, thiếu công bằng. Bây giờ nếu ai đó muốn làm Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, tôi sẵn sàng nhường ngay, thậm chí đóng gấp đôi người khác cũng được. Nhưng liệu có ai dám nhận trách nhiệm này?
- 'Phụ huynh giàu chi phối quỹ lớp'
- 'Quỹ lớp trăm triệu nhưng chi không minh bạch'
- Khoản thu 'tự nguyện' không đóng không được
- Dùng quỹ phụ huynh của lớp mua quà tặng thầy cô
- Lớp con tôi thu 22,5 triệu đồng quỹ phụ huynh một kỳ
- 'Ác cảm với quỹ phụ huynh của lớp'