"Cá nhân tôi phải chịu phần lớn trách nhiệm trước điều đã gây ra những tranh cãi, xung đột và âu lo trong xã hội", trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói trong cuộc họp báo ngày 18/6. "Vì lý do đó, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới tất❀ cả người dân Hong Kong".
Bà cho biết đã "thấu hiểu" tâm tư của ngườ🌠i dân qua các cuộc biểu tình và khẳng định sẽ không tái khởi động quy trình thảo luận dự luật dẫn độ gây tranh cãi chừng nào những lo ngại của dân chúng chưa được🌃 giải quyết.
Bà Lam bày tỏ mong muốn "tiếp tục làm việc hết sức mình trong ♒ba năm tới để đáp ứng những nguyện vọng của người d🐲ân Hong Kong". Giới quan sát cho rằng tuyên bố này cho thấy trưởng đặc khu Hong Kong sẽ tiếp tục lãnh đạo đặc khu đến hết nhiệm kỳ và quyết không từ chức như yêu cầu của người biểu tình.
Bà Lam hôm 16/6 quyết định hoãn vô thời hạn dự luật sửa đổi "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sau các cuộc biểu tình quy mô lớ๊n ở Hong Kong. Tuy nhiên, động thái này không ngăn được dòng người xuống đường biểu tình ngay sau đó, yêu cầu chính quyền rút hoàn toàn dự luật và kêu gọi bà Lam từ chức.
Hong Kong trước đó chứng kiến các cuộc biểu tình quy mô lớn vào hai ngày 9/6 và 12/6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ sửa đổi, cho phép bàn giao nghi phạm ở Hong Kong đến quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Đụng độ giữa người biểu tì🗹nh và cảnh sát đã khiến hàng chục người bị thương.
Nhiều người Hong Kon𒀰g phản đối dự luật dẫn độ bởi lo ngại rằng nếu được thông qua, nó có thể làm ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục ở đặc khu này gia tăng, đồng thời khiến họ bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác. Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", Hong Kong được quyền duy trì một hệ thống pháp lý riêng biệt, độc lập với đại lục.
Mai Lâm (Theo AFP)