Ông Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo Đại học🌞 Công nghiệp Thực phẩm TP HCM - cho biết năm nay có rất nhiều trường dùng phầm mềm của Bộ để xét tuyển. Nhiều người cùng truy cập sẽ nghẽn mạng như đợt công bố điểm thi THPT quốc gia.
Sever của Bộ chỉ thiết kế cho 60.000 người truy cập một lúc. Ngày 1/8, các trường đồng loạt đăng nhập để nhập dữ liệu thì nguy cơ phần mềm bị treo, ảnh hưởng tới quá trình xét tuyển là không tránh khỏi. Việc này cũng gây khó khăn cho các trường trong việc cập nhật dữ liệu 3 ngày một lần𝓀 trên hệ thống.
Ông Sơn cho biết thêm, Bộ yêu cầu các trường phải xuất danh sách lên phần mềm tên ngành và tổ hợp môn với chỉ tiêu theo từng khối. Năm nay, mỗi ngành có 4 tổ hợp xét tuyển, mỗi trường có khoảng 20 ngành sẽ chia làm 80 cột chỉ tiêu. Như v𒊎ậy là quá rối, Bộ chỉ nên quy định các trường công bố chỉ tiêu ജtheo ngành.
Hơn nữa, phần mềm không có tiêu chí phụ nên những thí 𒊎sinh bằng điểm nhau, trường phải tự kiểm hồ sơ và xét tuyển. Phần mềm chung cũng không giải quyết được dữ liệu của các trường tuyển sinh bằng điểm thi THPT quốc gia kết hợp với xét học bạ.
Bà Trịnh Minh Huyền - Hiệu phó Đại học Tôn Đức Thắng - bày tỏ lo lắng nếu nghẽn mạng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình xét tuyển và quyền lợi của thí sinh. "Những ngày gần cuối đợt xét tuyển, cán bộ tuyển sinh của các trường, thí sinh sẽ đồng loạt truy cập vào phần mềm. Nếu nghẽn mạng, thí sinh không thể biết được hồ sơ của mình đang nằm ở vị trí nào để rút và nộp qua trường khác nên dễ rớt nguyện vọng một. Trường🍌 không thể truy cập để công bố điểm chuẩn", bà Huyền nói.
Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông lâm TP HCM Trần Đình Lý cho hay, trường được cấp 2 tài khoản để truy cập vào phần ꦺmềm. "Bộ phải nâng cấp sever hoặc có phương án khác. Chứ để như đợt công bố điểm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển", ông Lý nói.
Trước tình hình này, ông Nguyễn Đức Minh - Trưởng phòng Đào tạo Đại 💖học Công nghiệp TP HCM - nói rằng sẽ sử dụng phần mềm riêng để xét tuyển. Phần mềm chung của Bộ, trường chỉ dùng để kiểm tra tên thí sinh, mã vạch, 4 tổ hꦺợp trên phiếu điểm.
"Chúng tôi cập nhật vào phần mềm danh sách thí sinh sẽ bị khóa. Các em không thể𒁏 đem phiếu điểm scan🍸 đi nộp nơi khác. Còn việc xét tuyển và cập nhật danh sách thí sinh trên trang web của trường sẽ được thực hiện riêng", ông Minh cho biết.
Tương tự, trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) Lê Chí Thông cho ꦜbiết trường sẽ dùng phần mềm riêng sẽ xét tuyển. Ngoài việc quét phiếu điểm bằng mã vạch, cán bộ tuyển sinh sẽ căn cứ vào dấu đỏ của trường tổ chức thi để nhận hồ sơ. Trường không nhận phiếu điểm scan⭕ của thí sinh.
"Nhiều trường đại học xét tuyển bằng phần mềm riêng cũng lo ngại thí sinh💟 scan phiếu điểm để đi nộp nhiều nơi khiến tỷ lệ ảo tăng lên. Bộ cần có chế tài với các trường hợp này vì nó giống như hành vi làm giả giấy tờ", ông Thông nói.
Ngọc Diễm