Trở về đêm 6/10 sau khi hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Trưởng đoàn Việt Nam - Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ với báo chí về quá trình đàm phán, cơ hội và thách thức với nền kinh tế khi tham gia TPP. Từng trực tiếp tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại như BTA (với Mỹ), WTO, ông Khánh ghi nhiều dấu ấn tro🍌ng thành công của TPP và được những người trong ❀đoàn mệnh danh là "ông TPP" của Việt Nam.
- Trở về từ cuộc đàm phán TPP - nơi mà đại diện nhiều nước nhận định là cột mốc lịch sử, cá nhân ông đánh giá như thế nào về hiệp định này?
- Bộ trưởng nhiều nước TPP cho rằng đây là hiệp định mang tính lịch sử. Còn cá nhân tôi nhận thấy TPP là hiệp định có tính bước ngoặt khi tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước tới nay. Nếu như trước đây ASEAN là khu vực có 10 nước tham gia, thì nay TPP có 12 nước, hơn nữa đây là khu vực thương mại tự do chiếm hơn 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Do vậy thời khắc hoàn tất đàm phán TPP phải nói là rất quan trọng trong lịch sử thương mại thế giớ🌞i.
So với các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trước đây, các cam kết trong TPP có phạm vi rộng và sâu hơn. Là điển hình của các FTA thế hệ mới, TPP đề cập không chỉ các vấn đề truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, vật tư mà cả các vấn đề phi truyền thống, các vấn đề mới đặt ra trong đầu thế kỷ 21, ví dụ như doanh nghiệp Nhà nước. Lần đầu tiên các nước bàn bạc về doan🧔h nghiệp Nhà꧂ nước trong một khu vực thương mại tự do.
- Đàm phán TPP nhiều lần bị trì hoãn, kéo dài và vào phút chót vẫn còn nhiều nút thắt khó gỡ. Vậy điều gì khiến các nước có thể kết thúc ngay lần họp này?
Lần này, các bộ trưởng gặp nhau ở Atlanta (Mỹ) để xử lý những vấn đề r💯ất khó từng khiến hội nghị các bộ trưởng ở Hawai tháng 7 đổ vỡ mà không kết thúc được. Đó là những vấn đề về quy tắc xuất xứ của mặt hàng ôtô, thời gian bảo hộ độc quyền dữ liệu thử nghiệm cho sinh dược, và đặc biệt là các đàm phán song phương về mở cửa thị trường như dệt may, giày dép, sữa.
Cuộc họp lần này dự kiến diễn ra trong ba ngày, nhưng đến mùng꧑ 2/10, có thông tin Nhật Bản, Mexico, Mỹ có thể đạt được 🍸thoả thuận về mặt hàng ôtô nên các bộ trưởng quyết định kéo dài hội nghị thêm 2 ngày nữa.
Đ♉ến mùng 3/10, có thông tin các nước đạt thoả thuận về vấn đề ôtô. Lúc đó, chúng tôi hiểu rằng, thời điểm kết thúc đàm p๊hán TPP đã rất gần rồi và không ai muốn rời Atlanta mà không có hiệp định.
Cũng trong ngày mùng 3, xuất hiện lời văn thoả hiệp về vấn đề bảo hộ dữ liệu cho sinꦜh dược. Đến ngày 4, các nước thống nhất được với nhau về sinh dược. Tới lúc đó, các bộ trưởng một lần nữa quyết định kéo dài thời gian họp và tích cực đàm phán, rất khẩn trương để có thể có được kết quả cuối cùng v🐼ề đàm phán mở cửa thị trường.
Nửa đêm mùng 4, rạng sáng 5/10 (giờ Atlanta), chúng ta đã kết thúc đàm phán vấn đề dệt may với Mỹ và Mex🐷ico. Sau đó, 3h30 ngày 5/10 chúng ta kết thúc đàm phán với Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ. Đến 4h30 cuộc đàm phán song phương cuối cùng giữa Mỹ và Nhật Bản kết thúc, đánh dấu việc đàm phán TPP kết thúc toàn diện trong 12 nước.
- Việt Nam đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong những ngày cuối cùng để góp phần tạo nên sự thành công của đàm phán TPP?
- Chúng ta đã nỗ lực cùng các nước làm nên kết quả các cuộc đàm phán, nỗ lực cùng tất cả các nước giải quyết các vấn đề đa phương. Đó là đóng góp to lớn của đoàn đàm phán Việt Nam, đặc biệt là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lần này tham gia hội nghị Alanta đã có các cuộc gặp rất quan trọng với một số Bộ trưởng Mexico, Mỹ, Đại sứ Roma. Trong tất cả các cuộc gặp cấp bộ trưởng đó, Bộ trưởng Hoàng đã cùng các đối tác của mình xác định, thỏa thuận các nguyên tắc lớn. Và dựa trên cơ sở các nguyên tắc lớn đó chúng tôi mới có thể đàm phán tiếp được.
- Ông đánh giá lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được từ TPP là gì?
- Nền kinh tế sẽ có cơ hội xuất khẩu lớ𒐪n hơn, có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hình thành trong khu vực TPP. Việt Nam cũng có thêm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không bị phụ thuộc quá mức vào thị trường Đông Á. Khả năng mở rộng thị trường tại Mỹ và FTA với châu Âu trước đó sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Tương tự như WTO, TPP cũng đưa ra c𓂃ác tiêu chuẩn rất cao về minh bạch hóa, chống tham nhũng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các quan chức Nhà nước buộc phải thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép để bộ máy quản lý hành chính vượt qua bằng được.
Ông Trần Quốc Khánh trả lời báo chí tại sân bay Nội Bài đêm 6/10:
- Vậy khó khăn lớn nhất là gì, thưa ông?
- Khó khăn của ta là sức ép cạnh tranh. Nhưng đây không phải lần đầu ♑Việt Nam hội nhập, mà đã có hàn🌸h trang 20 năm nên tôi cho rằng nền kinh tế đủ sức tiến vào cuộc chơi mới này.
Nông nghiệp, trong đó chăn nuôi sẽ khó khăn. Lúc này kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng chú🅘ng tôi xin khẳng định chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi thuế về 0%. Hy vọng trong lúc đó, Việt Nam nỗ lực tái cơ cấu nông nghiệp để sức cạnh tranh lớn lên, chiến thắng trên sân nhà. Không có lý do gì một nước nông nghiệp mà không thắng trong lĩnh vực này.
- Vậy làm thể nào để doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế nêu trên?
- 🎃Rất khó trả lời câu hỏi này vì mỗi doanh nghiệp nhìn vào TPP ở một góc độ khác nhau. Không thể có một câu trả lời chung cho doanh nghiệp thủy sản hay dệt may. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp năng động, có tư duy đúng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi cho rằng kết quả là khả quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải xác định họ tự làm được những gì trước ꦡkhi cần Nhà nước.
Tôi rất khó trả lời câu hỏi này vì mỗi doanh nghiệp nhìn đàm phán TPP dưới một góc độ khác nhau. Không thể có một câu trả lời chung cho doanh nghiệp thủy sản hay dệt may. Tuy nhiên tôi n꧋ghĩ rằng các doanh nghiệp của chúng ta rất năng động, nếu như họ có tư duy đúng đắn, tâm lý tiến công, xác định mình có thể làm gì thì cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp của chúng ta chắc chắn sẽ thàn😼h công.
- Dệt may được cho là có nhiều thuận lợi nhất khi tham gia TPP. Ông có thể tiết lộ đàm phán trong lĩnh vực này đã diễn ra thế nào?
- Thỏa thuận dệt may chúng🐭 ta đạt được vào đúng nửa đêm ngày mùng 4, rạng sáng mùng 5. Thỏa thuận đó theo tôi là cân bằng, có lợi cho Việt Nam đồng thời cũng có thuận lợi cho tất cả các nước tham gia hiệp định. Nhìn chung cơ hội cho các ngành dệt may, da giày là rất lớn, vì thuế nhập khẩu trên một số thị trường quan trọng trong đó có Mỹ sẽ được đưa về 0%. Đó là cơ hộiꩵ, ✃thách thức nằm ở chính là khả năng nắm bắt cơ hội của chúng ta.
- Vậy thách thức và cơ hội cho người lao động khi Việt Nam thực hiện các cam kết TPP là gì?
- Trước hết gia nhập TPP ♎là mang lại các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, khi đó sẽ tạo ra công ăn việc làm. Đó là điều rất tốt cho người lao động
- Hiệp định sẽ được ký kết vào lúc nào, thưa ông?
- Chúng tôi kജỳ vọng TPP có thể được ký chính thức vào khoảng đầu tháng🐻 Giêng năm 2016.
Chí Hiếu