Xung quanh vụ việc "bé lớp 1 tử vong sau 9 tiếng bị bỏ quên trên ôtô", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ những kinh nghiệm kiểm soát việc đưa đón học sinh của các nước phát triển:
Tôi ở Mỹ, xin chia sẻ kinh nghiệm như sau về việc này: Khi đưa và đón các em nhỏ đi học, tài xế phải ra xe kiểm tra các băng ghế xem còn sót học sinh nào không vì các em nhỏ hay ngủ quên. Ngoài ra, khi thấy học sinh không đi học, cô giáo sẽ gọi ngay cho cha mẹ hỏi liền lý do vắng mặt. Các cha mẹ có con đi học lúc nào cũng phải mở điện thoại và bắt máy ngay. Ngoài ra, cô giáo có thể gọi cho tài xế yêu♚ cầu kiểm tra xe ngay nếu thấy thiếu hoc sinh của mình.
Ở Mỹ chỉ xảy ra trường hợp cha mẹ hay người thân bỏ quên bé trong xe, chứ ch𓆏ưa có chuyện xảy ra đối với học sinh được đưa đón bằng xe buýt vì xe đưa rước luôn có lộ trình, đưa và đón ph🌸ải kiểm đếm và bàn giao (nếu các cháu còn quá nhỏ tuổi). Thầy, cô chủ nhiệm kiểm soát tổng số học sinh trong lớp do mình phụ trách, nếu phát hiện thiếu vắng em nào thì gọi điện thoại đến phụ huynh hỏi lý do vì sao vắng mặt... Nếu làm đúng theo tuần tự như thế này thì cháu bé làm sao có chuyện?
Bên Hàn Quốc ngoài việc giáo viên và lái xe phải kiểm tra từng hàng ghế thì chính quyền còn bắt buộc tất cả xe đưa đón của các trường phải có thiết bị được gọi là phát hiện tr🅷ẻ ngủ quên (sleeping child check) theo Công nghệ NFC. Cụ thể như bên Hàn Quốc, trong vòng 3 phút sau khi xe dừng hẳn, tài xế sẽ đi một vòng kiểm tra🦹 rồi nhấn nút ở cuối xe. Hệ thống sau đó tự động phát hiện học sinh còn sót lại nhờ vào các thiết bị được gắn ở cả trong và ngoài xe. Chúng ta cũng nên áp dụng bắt buộc với các trường, tránh rủi ro thương tâm cho các cháu. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng và nổi cộm trong xa hội hiện nay, mong cơ quan ban ngành lưu tâm.
Trường hợp như vậy các nước khác cũng có. Năm ngoái ở Hàn Quốc cũng có vụ tương tự như thế này và sau đó họ phải lắp chuông kêu ở xe khi mở cửa, để cho các cháu xuống xe😼 và chuông đó chỉ tắt tiếng kêu khi trực tiếp ꧑ấn vào nút. Nhưng nút đó được gắn ở phía cuối xe buýt, buộc người lớn phải đi kiểm tra hết xe. Hy vọng sáng kiến này giúp cho các con không bị chết oan uổng bởi sự vô trách nhiệm của người lớn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.