Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (năm học 2ꦐ022-2023) hôm 18/10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM yêu cầu các trường học chú trọng tới sức khoẻ tinh thần của học sinh, đặc biệt khi ngày càng nhiều em gặp vấn đề tâm💛 lý trong quá trình học hoặc bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó, trường học phải thành lập Tổ tư vấn để hỗ trợ học sinh, không để xảy ra những sự cố đá🌳ng tiếc liên quan tâm lý học sinh, sinh viên. Sở cũng khuyến khích các trường ký hợp 🍸đồng với cán bộ, giáo viên hoặc chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp trong việc tư vấn tâm lý.
Ngoài ra, trường học được yêu cầu rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa các vấn đề phức tạp, hạn chế để các em bị xâm hại, bạo lực♋, bỏ học, vi phạm pháp luật. Học sinh, sinওh viên cũng được tham gia các buổi tập huấn, chia sẻ kỹ năng tự giải quyết khó khăn, căng thẳng, vượt qua khủng hoảng tâm lý tạm thời để phát huy tiềm năng.
Theo khảo sát được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cuối tháng 2, trong 341.830 học sinh ở các tỉnh, thành, 45% gặp vấn đề sức khoẻ, bao gồm các vấn đề sức khỏe tâm lý, tinh thần, tro🌱ng thời gi🤪an học trực tuyến.
Trả lời VnExpress vào tháng 5, bà Lê Thị Thảo, Phó trưởng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết trong giai đoạn đại dịch, đơn vị này thường xuyên nhận được các cuộc gọi 🅰chia sẻ về tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần ở học sinh. Trước Covid-19, trung bình mỗi năm Tổng đài tiếp nhận hơn 400.000 cuộc gọi tư vấn tâm lý tuổi học sinh, con số này tăng khoảng 50% trong thời gian sau đó.
Trước những con số khảo sát này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường chú trọng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, trong đó đặc biệt quan tâm các em lớp 1, không gây áp lực quá tải đối với các em và phải tổ chức༺ ôn tập, bổ sung kiến thức phù hợp với từng n🌟hóm học sinh ngay trong nội dung dạy học chính khóa.
Thanh Hằng