Trả lời: Tại Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số số 15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 thì Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 được sửa đổi như sau: “Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; 2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính 🌄phủ quy định; 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”. Như vậy, việc sửa đổi đã chỉ ra rõ ràng nội dung “sinh 1 hoặc 2 co🙈n”. Quy định này sẽ giúp người dân nhận thức rõ hơn về quy định của pháp luật đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tránh sự hiểu nhầm pháp luật cho phép sinh nhiều con để sinh con thứ ba. Đối với một số trường hợp đặc biệt được sinh con thứ 3, được biết sắp tới, Chính phủ sẽ có Nghị định hướng dẫn cụ thể. Căn cứ quy định nói trên của Pháp lệnh số 15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008, Nghị định này sẽ quy định về một số trường hợp đặc biệt được phép sinh con từ thứ 3 trở lên mà không bị coi là vi phạm luật (ví dụ như trường hợp là người dân tộc thiểu số ở những dân tộc có dưới 10.000 dân; sinh lần thứ 2 nhưng là sinh đôi hoặc sinh 3; có con bị dị tậtꦅ; tái hôn có quyền được sinh thêm con với vợ (chồng) mới, trường hợp tái hôn lại với chính vợ (chồng) đã ly dị thì không được sinh thêm…). Nếu trường hợp con chị được coi là “bị dị tật” thì chị được sinh conღ thứ ba và trong trường hợp đó, cơ quan nơi chị công tác không thể kꦺỷ luật chị vì việc sinh con thứ ba này. Luật sư Nông Thị Hồng Hà |