💛Chiều 1/4, sau phần đối đáp của VKS, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các luật sư tiếp tục tranh luận về các quan điểm của VKS đối với các sai phạm tại SCB.
ꦉBà Lan nói, trong nội dung phát biểu đối đáp, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng bị cáo "ngoan cố, quanh co chối tội" là không xem xét toàn diện lời khai của bà và các bị cáo tại diễn biến phần xét hỏi.
ꦏ"Tôi đã nghiêm túc nhìn nhận vai trò, ảnh hưởng của mình đối với ban quản trị. Bản thân tôi chịu trách nhiệm về sai phạm của ban điều hành, nhân viên SCB. Tôi tôn trọng lời khai của các bị cáo khác, không quanh co đổ tội cho ai, chỉ xin tòa phân định mức độ ảnh hưởng của cá nhân với ban điều hành SCB về những khoản vay liên quan Vạn Thịnh Phát", bà Lan giải thích.
𒁏Tiếp đó, bà Lan trình bày hàng loạt vấn đề, xin HĐXX xem xét thật kỹ đến bối cảnh tham gia hợp nhất SCB; việc vận động các cổ đông mua trên 65% cổ phần của ngân hàng để hợp nhất; cho mượn tài sản đảm bảo các khoản vay tái cơ cấu; kêu gọi các chuyên gia, cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư mua cổ phần...
🅠Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho rằng, trong suốt 10 năm tái cơ cấu SCB đã "chịu đựng nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên trì", hoạt động của ngân hàng trong thời gian sau hợp nhất "không sử dụng bất cứ đồng nào" của Nhà nước để thực hiện phương án tái cơ cấu. Khi các nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị rót tiền vào mua cổ phần SCB thì bà bị bắt, nên việc tái cơ cấu không thành công.
🌺Chủ tọa lưu ý bị cáo "không lặp lại các nội dung đã nói", và cho biết sẽ đánh giá một cách toàn diện. Bà Lan xin lỗi, xin tiếp tục trình bày, thừa nhận bản thân và gia đình sở hữu chi phối số cổ phần của SCB, nhưng vẫn khẳng định số lượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư nước ngoài là không liên quan đến mình, đề nghị tòa xác minh.
▨Đối với các khoản vay của Vạn Thịnh Phát tại SCB hơn 10 năm qua, bà Lan cho rằng có đưa tài sản vào thế chấp để vay tiền trả nợ cũ nên tiền không ra khỏi ngân hàng và "những khoản vay đã ra khỏi ngân hàng thì sau đó cũng quay về SCB". "Hơn 10 năm chúng tôi vướng vào vòng xoáy cho SCB mượn tài sản. Gia tộc chúng tôi bỗng dưng trở thành gia tộc gánh nợ, còn tôi đối diện mức án tử hình", bà Lan nói.
♊Tuy nhiên, về vấn đề này, sáng nay, VKS đã đưa ra nhiều chứng cứ, tài liệu khẳng định bà Lan không "mất hết tài sản của gia tộc". Bị cáo chỉ có 60 trong số 1.169 tài sản bị kê biên là hình thành trước thời điểm hợp nhất SCB, còn lại có được trong thời gian 10 năm phạm tội. Việc bị cáo đưa tài sản vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
♌Chủ tịch Vạn Thịnh Phát sau đó tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét quan điểm của các luật sư về việc bà bị xử lý về 2 tội danh, định giá tài sản đảm bảo và thiệt hại của vụ án. Bà Lan cho rằng, việc SCB định giá lại các tài sản đảm bảo mà Công ty thẩm định giá Hoàng Quân đã định giá "làm giảm giá trị hơn 100.000 tỷ đồng". Bị cáo cũng xin tòa xem xét lại số liệu báo cáo thực thu thực chi mà cảnh sát thu giữ tại nhà bà và "dư nợ của các khoản vay thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát chỉ là 390.000 tỷ đồng".
Ngoài ra, bà Lan cho rằng VKS chưa ghi nhận cam kết của mình về việc dùng toàn bộ tài sản của gia đình꧙, cả những tài sản không liên quan đến vụ án, để khắc phục hậu quả. Do đó, bà đề nghị HĐXX ghi nhận các tình tiết này cho mình.
♔Cuối cùng, bà Lan xin tòa xem xét miễn hình phạt cho chồng là Chu Lập Cơ và cháu ruột Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát); xin giảm nhẹ hình phạt cho các cựu nhân viên SCB.
Tranh luận bổ sung꧅, luật sư Phan Trung Hoài (một trong 5 luật sư của bà Lan) dẫn lời khai của bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, xác nhận gần như toàn bộ tài sản của bà Lan và gia đình đều nằm ở SCB để bảo đảm cho hàng nghìn khoản vay. Để làm rõ việc bà Lan đưa tài sản vào ngân hàng có hay không là phương thức, thủ đoạn phạm tội, luật sư đưa ra một số nội dung chứng minh bà Lan được Chính phủ vận động đưa tài sản vào để tái cơ cấu, hợp nhất 3 ngân hàng.
ꦕLiên quan việc xác định hậu quả thiệt hại vụ án và xử lý vật chứng, luật sư cho rằng có sự "bất hợp lý", bởi VKS buộc bà Lan phải chịu trách nhiệm với số tiền 677.000 tỷ đồng. Trong khi đó, luật sư bảo vệ quyền lợi cho SCB tính thêm tiền lãi hơn 84.000 tỷ, tổng thiệt hại là hơn 760.000 tỷ.
♑"Nếu toàn bộ số dư nợ và trách nhiệm bồi thường theo cách tính của SCB sẽ không phù hợp cách tính trong cáo trạng", ông Hoài nói, thêm rằng SCB giải thích không định giá 660 mã tài sản đảm bảo của nhóm bà Lan do không đủ hồ sơ, chưa hoàn thiện về pháp lý. "Vậy nếu buộc trách nhiệm bồi thường cho bà Lan thì 660 mã tài sản này sẽ tính thế nào?", luật sư nêu vấn đề.
💙Ngoài ra, luật sư Hoài đề nghị VKS và tòa ghi nhận ý nguyện bà Lan muốn khắc phục thiệt hại. Ngoài 13 tài sản mà gia đình tự nguyện khắc phục còn có hai công ty cam kết hoàn trả cho bà Lan hơn 2.700 tỷ đồng.
👍Ngày mai tòa tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư và bị cáo khác.
Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB như "công cụ tài chính"🅘 huy động tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh và mục đích cá nhân. Bị cáo đã trực tiếp và chỉ đạo, điều hành các cán bộ, nhân viên chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, móc nối chặt chẽ với nhau thực hiện nhiều hành vi sai phạm rút tiền của ngân hàng.
ℱTrong 10 năm (từ 2012 đến 2022), SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Hôm 19/3, VKS xác định bà Lan là người chủ mưu cầm đầu, phạm tội trong thời gian dài với thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của SCB, nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản và Đưa hối lộ.
Hải Duyên