Theo Xinhua൩, nhà làm phim 72 tuổi đảm nhiệm tổng đạo diễn khai mạc, bế mạc Thế vận hội mùa đông 2022, tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 2. Ông đã hoàn thành vài lần diễn tập cho lễ khai mạc ngày 4/2.
🌄Đạo diễn cho biết chương trình dài gần 100 phút, số lượng người tham gia khoảng 3.000. Những con số này ít hơn nhiều so với độ dài bốn tiếng, 15.000 người biểu diễn tại khai mạc Olympic Bắc Kinh năm 2008. Theo Trương Nghệ Mưu, năm 2008, vì lần đầu Trung Quốc đăng cai Thế vận hội, ông xây dựng chương trình quy mô hoành tráng nhằm giới thiệu nền văn minh 5.000 năm với thế giới. Còn năm nay, ông chú trọng vào tương lai, giải đáp câu hỏi: Chúng ta ở bên nhau làm gì? Cùng nhau, chúng ta có thể làm gì?
💫Đạo diễn cho biết màn thắp đuốc là thử nghiệm đột phá nhất của ông và êkíp, chưa từng xuất hiện trong lịch sử các kỳ Olympic. ღÔng hé lộ phần này thể hiện thông điệp về nền kinh tế carbon thấp, thân thiện môi trường. Trương Nghệ Mưu từng rất lo lắng, bất an khi thiết kế màn thắp đuốc này, may mắn được Ủy ban Olympic Quốc tế ủng hộ. Ông dự đoán phản ứng đầu tiên của khán giả khi xem màn thắp đuốc là "không thể ngờ tới" nhưng thông điệp của màn trình diễn thì "ai cũng hiểu được".
ꦕYêu cầu của chương trình khai mạc là: Súc tích, an toàn và đặc sắc. Buổi lễ ngắn gọn nhằm đáp ứng các tiêu chí về phòng tránh dịch. Chủ đề của lễ khai mạc đồng nhất khẩu hiệu của Olympic 2022: Together for a shared Future (Cùng vì tương lai chung). Đạo diễn cho biết thông điệp hai kỳ khai mạc ở Bắc Kinh chuyển biến từ "Tôi" tới "Chúng ta", từ "nhìn về lịch sử" tới "hướng tới tương lai".
Ông dùng hai câu để miêu tả về lễ khai mạc, một là câu thơ trong bài Bắc phong hành của Lý Bạch: Yên sơn tuyết hoa đại như tịch🔴 (Hoa tuyết ở núi Yên lớn như chiếc chiếu) và câu "Không có hai bông tuyết nào giống nhau". Trương Nghệ Mưu nói: "Tôi hy vọng truyền đạt những tình cảm chung của con người thông qua hoa tuyết. Không có bông tuyết nào giống nhau nhưng ở lễ khai mạc, mọi người tụ hội tại Bắc Kinh, cùng trở thành một bông tuyết lấp lánh".
♛Thách thức lớn nhất với đạo diễn là làm thế nào diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn đặc sắc, thể hiện được sự đẹp đẽ, kỳ ảo và trong veo của băng tuyết đồng thời thể hiện không gian hiện đại, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Sau vài lần diễn tập, Trương Nghệ Mưu cảm thấy hiệu ứng tốt, chương trình như một bộ phim điện ảnh.
Trương Nghệ Mưu thấy vinh hạnh vì là đạo diễn đầu tiên trên thế giới hai lần chỉ đạo khai mạc Thế vận hội. Ông được mệnh danh "Quốc sư điện ảnh Trung Quốc", từng chỉ đạo nhiều tác phẩm gây tiếng vang quốc tế như Cao lương đỏ, Cúc Đậu, Anh hùng, Thập diện mai phục...
Nghinh Xuân (theo Xinhua)