Nói làꦏ mày mò bởi tôi không phải là dân kỹ thuật, không tiện tham gia khóa huấn luyện nào. Anh con trai có cái máy tính, hồi đó màn hình to như cái đầu sư tử, không gọn nhẹ như bây giờ, thỉnh thoảng lại kể cho tôi nghe vài tin tức mà tôi đọc báo in hàng ngày không có. Tôi nghĩ bụng, phải tìm hiểu xem chiếc máy này giúp gì cho cái tuổi già của mình.
Thế rồi tôi mua cuốn sách phổ thông Tin học văn phòng về đọc, thỉnh thoảng lại hỏi con về cách mở máy, soạn thảo văn bản. Lúc con đi làm, mình lại mở máy ra thực 🍌hành. Vừa gõ vừa sợ, nhỡ lầm lẫn xóa mất tài liệu của con hay làm cho nó... đẻ ra "vi-rút", hỏng máy của cháu thì phiền hà quá. Lại phải nhớ một lô các từ xa lạ với cái đầu đã già lão là chuyện không dễ dàng gì. Nào là "En-tơ", "Đi-lit", "Uyn-đâu 7", "Uyn-đẩu 9", "Sốp-oe", "U-et-bê"... rồi "Lệnh", "Tệp", "Đĩa", "Ổ", "Phần mềm', "Phần cứng" (toan liều mở máy xem nó cứng, mềm là như thế nào). Người già thích 🐠trực quan. Thế mới dễ hiểu, dễ nhớ... Rồi cái khó ban đầu cũng qua do mình ham thích và chịu khó tìm tòi, khám phá.
Về sau, biết hàng chục triệu người trên hàng trăm nước, có cả người cao tuổi kết nối mạng internet. Lại mầy mò truy cập mạng Internet. Lần đầu mở được Hộꦫp thư điện tử cho mình và gửi được bức thư cho cậu em ở xa. Gửi đi nhận về chừnﷺg 30 phút. Cả ngày vui. Gặp bạn bè đều hỏi -email của họ, thi thoảng liên lạc với nhau. Vui, vì muốn "thể hiện" mình già rồi những vẫn "hiện đại" đấy nhá!
Bây giờ tôi hàng ngày online, lướt đọc các loại trang mạng, xem e-mail của bạn bè, người thân, trò chuyện qua webcam với các cháu học hành, làm việc ở ngoài nước... Gần 80 rồi, tôi thấy mình không bị tách ra khỏi xã hội, vẫn cập nhật được tin tức phong phú, từ nhiều nguồn. Không còn cảnh sáng ra đi tập thể dục, mấy ông bạn già quan tâm đến thời cuộc, bức xúc... dúi cho nhau vài cái văn bản photo "ngoài luồng" mà cứ tưởng đấy là toàn cảnh cuộc đời. Bây giờ cái nhìn rộng hơn, khoan dung hơn, bởi hiểu mọi lẽ ở nhiều góc độ hơn.Tôi cảm thấy vẫn gần gũi được với lớp trẻ, trí não được vận động nên giảm được quên lãng. Nhưng đọc để rồi cảm nhận, phải chọn lựa. Nhiều người bạn cao tuổi vào mạng thích xem đi xem lại bài và ảnh cụ già 90 tuổi đi bán chuối, nghĩ về thân phận con người .... Còn bài kiểu con rết dài hơn 20 phân chui qua ống quần bò vào tận "chỉ huy sở" (chữ dùng trong bài báo, hình như bài này sau đó bị gỡ bỏ), chúng tôi thấy nó thô thiển, vô bổ. Giá đăng tải Tin buồn, Lời cảm ơn thì có nhiều người già người lại quan tâm hơn!
Ngày trước, học Đạo đức kinh, nhớ Lão Tử có viết: "Bất xuất hộ, tri thiên hạ". Cứ băn khoăn mãi, không rõ Ngài tu tập như thế nào để đạt được trình độ không ra khỏi nhà mà biết chuyện khắp thiên hạ? Giờ thì đã ngộ ra, thời nay, có cái máy tính, dù cụ ở vùng xa xôi hay tầng trên cùng của cao ốc, suốt ngày không ra khỏi nhà, nhưng kết nối mạng, cụ cũng biết hết chuyện đời . "Gu-gờ" còn cung cấp cho các cụ kiến thức đủ loại. Rằng, cây Chó đẻ, sừng tê giác có chữa được ung thư, tiêu diệt tế bào lạ suy thoái hay không, cụ bà đang thăm cháu ở Thụy Đꦺiển có khoẻ không, giờ này bên ấy ấm hay bao nhiêu độ rét....
Tôi thật tình𝔍 bái phục, cảm ơn các nhà mạng và cái anh "Gu-gờ"!
Tôi thầm hỏi, ♎trong số hơn 30 triệu người Việt Nam đang thường xuyên truy cập Internet có bao nhiêu cụ già - bình dân và trung lưu, là cư dân mạng?(Không dám kể đến các bậc trí thức cao tuổi đã dùng máy tính thành thạo). Một số cụ vẫn còn khao khát thông tin, con cháu làm việc, học hành ở xa - trong nước, ngoài nước, mong tin tức của chúng hằng ngày mà không thể giao tiếp được... Tôi mong ước các cụ biết được cách vào mạng Internet. Một trong những nỗi khổ của người già là cảm thấy mình thừa, cô đơn, lạc điệu với những người trẻ, không hòa nhập được với con cháu; đau ốm, thuốc men không biết nên thế nào. Internet có thể phần nào gỡ bỏ điều đó. Đã thấy một bà 68 tuổi trò chuyện có xem hình với cháu ở nước ngoài với con đi xuất khẩu lao động. Bà vui cả ngày, huyết áp hôm đó ổn định bởi không phải lo cho con cháu ở xa sống thế nào, có khỏe mạnh, an toàn không.
Có cụ bảo tôi: Ông lãng mạn, cái ăn còn chưa đủ , ốm đau không lo lại lo chuyện mạng mung. Không. Tôi thực tế 100%. Một số cụ có cơ hội nhưng chưa tận dụng. Con đi làm, máy tính để không mà không biết dùng để trò chuyện với con cháu ở xa. Phí quá. Thanh niên bây giờ, cánh khá giả thường xính "Ai Pốt", "Ai Pát" hiện đại, chúng thải máy cũ mà ông bà già không tận dụng thì quả là phí phạm. Cái khó là làm cho các cụ thấy dùng nó không khó mà lại thích thú. Dùng nó tiện ích, vui, khỏe người ra. Khởi đầu là hướng dẫn cụ ông mở ra coi trang báo quen thuộc, rồi sau các cụ sẽ tự tìm thấy các trang khác. Các cụ ông còn khỏe, minh mẫn là vẫn hay tò mò lắm. Với cụ bà, lần đầu mở máy cho cụ chuyện trò với cháu ở Singapore hay một quốc gia nào đó; lần sau, đến giờ hẹn với cháu, hướng dẫn cụ cách mở máy, cụ thấy mình không còn bị phụ thuộc vào "kỹ thuật viên". Luôn có tâm trạng chờ đợi giờ hẹn gặp gỡ con, cháu trên mạng. Khởi đầu là gây hứng thú, dạy thao tác với máy. Việc gì chả vậy. Người già thì thường chậm. Cho luyện vài lần. Sai thì làm lại từ đầu cho nhớ. Tuyệt đối không được chê các cụ. Ở chỗ tôi đã có vài cụ bắt đầu như thế và nay thì các cụ khác phong là Cụ Từ điển Bách khoa vì 🧸khi hỏi về bịnh tật, thuốc men, địa lí, lịch sử, gia phả, thơ phú .... đều được cung cấp thông tin tham khảo. Gọi là tham khảo vì người già thường không nhẹ dạ, nếu có đủ thông tin.
Nhớ lại sau hòa bình, về lại Hà Nội, tôi mua được ở hiệu sách cũ cuốn Ra đi ô, Ồ! Thật là giản dị! Cuốn sách viết dễ hiểu, có hình ảnh ngộ nghĩnh, giúp cho người đọc thấy cái radio dễ sử dụng, trông nó phức tạp vậ, mà không đáng sợ. Bây giờ tôi mong ước có một cuốn Đọc báo, trò chuyện qua mạng Internet thật hứng thú và dễ dàng! để các cụ nhanh chóng nhập cuộc mà không phải đi vòng vo như tôi. Quỹ thời gian của từng người già chẳng biết còn được bao lâu. Sách mỏng, chỉ dẫn thao tác kết nối mạng, không giải thích các cơ sở lý thuyết, cấu tạo máy móc. Các cụ cứ ấn vào các phím, nút theo trật tự 1,2,3,4 theo như hướng dẫn trong sách là thấy cái cần tìm. Không cần có bằng cấp cao, chỉ đọc kỹ, làm đúng hướng dẫn trong sách 🥀là các cụ vô được mạng. Thấy kết quả là các cụ mê liền. Người chưa tiếp xúc với máy tính thì thấy nó cao siêu, phức tạp. Sinh e ngại. Nó cũng bị bệnh do "vi-rut" ư? Thấy lo khi động vào máy. Có điều kiện rồi, có nhu cầu rồi, xây dựng cho các cụ niềm tin vui là mình kết nối đư♌ợc internet, đọc được báo, gặp gỡ được con cháu bạn bè, giải đáp được các thông tin cần biết... Cái máy tính đa phương tiện nhưng chỉ dạy các cụ một vài ứng dụng thiết thực thôi.
Mấy a♊nh con cháu quá giỏi về máy vi tính dạy cho người già thường khó. Chúng🦋 tưởng các cụ vẫn còn tinh nhậy, thông thái . Nói ào ào, thao tác thoăn thoắt, thỉnh thoảng lại pha vào mấy thuật ngữ tiếng Tây... nghe là đã thấy nhức đầu! Mấy chú này không kiên nhẫn chỉ bảo cho người già, vốn đã chậm chạp.
Tôi viết đến đây thì nghe thấy tiếng bà nhà tôi:""Ông bị thiểu năng tuần hoàn não, bệnh đau cổ ,vai, gáy ...,Bác sĩ cấm ngồi đọc, viết lâu đấy nha. Ông"on-lai" vừa vừa thôi!". Tôi thưa: "Hôm qua mới tìm được trên trang mạng bài Thực hành Thiền định. Lần này tôi kiên trì tập, chắc bệnh sẽ đỡ. Bà cho tôi viết nốt mấy lời kết cho bài viết".
Xin nói một lời chân thành nhất: Tôi cảm ơn các bác, các anh chị đã đưa Internet vào nước ta sớm và các anh chị đa𝔉ng ngày đêm làm việc để phát triển nhanh chóng, hiện đại mạng thông tin. Những năm tuổi già, tôi được thụ hưởng đôi chút thành tựu của nền văn minh thông tin, thấy mình trẻ ra, khỏe ra, sống vui và vẫn có ích.
Người già trong xã hội thì càng ngày càng nhiều lên, địa vị, tiếng nói trong gia đình và xã hội vẫn còn nhiều tác dụng nếu họ được trang bị thêm hiểu biết mọi mặt qua mạng thông tin xã hội.Các bạn chớ quên và bỏ sót mộ♚t bộ phận dân cư mạng cao tuổi này nhé. Cảm ơn các bạn!
Nguyễn Phong Niên