Gần đây, một loạt phiên bản gameshow dành cho thiếu nhi ra đời trên sóng truyền hình trong nước. Đi tiên phong là The Voice Kids - Giọng hát Việt nhí, cuộc thi đã trải qua mùa đầu tiên và đang ở mùa giải thứ hai. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á mua bản quyền chương trình này từ phiên bản gốc của Hà Lan. Sau đó các cuộc thi khác xuất hiện như: Bước nhảy Hoàn vũ nhí, Vũ điệu tuổi xanh (phiên bản So you think you can dance dành cho thí sinh nhí). Ngoài ra, cuộc thi hát Đồ Rê Mí đã trải qua nhiều mùa giải. Chương trình Vietnam's Got Talent cũng mở rộng cửa cho trẻ em.
Sự xuất hiện của các trò chơi truyền hình có nhân vật chính là trẻ em đã thổi luồng gió mới vào các show thực tế vốn đang đứng trước nguy cơ bị bão hòa về độ hút khán giả. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy về mặt thương mại của các nhà sản xuất. Bà Lưu Nga, nhà tài trợ chính đồng thời là người mang cuộc thi Kids Dancing của Singapore về Việt Nam với tên gọi Bước nhảy Hoàn vũ nhí, tin rằng những cuộc thi như thế này sẽ thu hút nhiều đối tượng khán giả. Không chỉ chính các em nhỏ trở thành người xem tiềm năng cಞủa nhà đài, mà các bậc phụ huynh cũng bị hấp dẫn bởi nội dung chương trình phù hợp với độ tuổi con, cháu họ.
Các chương trình truyền hình thực tế của người lớn, nh🌺ất là ở lĩnh vực giải trí như khiêu vũ, âm nhạc… thường bị mang tiếng là sắp đặt quá nhiều. Trong cuộc thi, từ giám khảo, huấn luyện viên đến thí sinh thường là các gương mặt quen thuộc của showbiz. Mật độ xuất hiện dày đặc của họ cùng các scandal đi kèm trong quá trình tham gia cuộc thi, tạo cảm giác “có sẵn kịch bản”. Ngược lại, với các chương trình của thiếu nhi, sự mới mẻ, tính cách hồn nhiên, trong sáng của các em là những điểm mạnh mang đến nét 🍎hấp dẫn riêng.
Ngoài ra, chính các sân chơi này là chỗ để các bé thể hiện tài năng, năng khiếu, mở ra cánh cửa dẫn các em đến với nhiều cơ hội trong cuộc s🃏ống. Đây cũng là dịp để thầy cô, cha mẹ phát hiện sớm tố chất của con em mình; từ đó, có những định hướng đúng cho việc phát triển t♚hiên hướng ở trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho các em đi theo con đường mình yêu thích.
Trong nhiều trường hợp, các sân chơi này còn là dịp để các em thay đổi hoàn toàn hoàn cảnh hiện tại, có cuộc sống mới chất lượng hơn. Câu chuyện về “chị Bảy” Phương Mỹ Chi của The Voice Kids mùa đầu tiên là minh chứng. Từ một cô học trò nhỏ có khả năng ca hát, ngày ngày đi học và phụ mẹ bán chè, sau cuộc thi truyền hình thực tế, Phương Mỹ Chi vụt sáng như “ngôi sao nhí”, môi trường sống và học tập cũng được thay đổi theo chiều hướng chất lượng cao hơn. Quán quân cuộc thi nàyඣ là cậu bé Quang Anh cũng .
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các chương trình thực tế dễ khiến các em rơi vào vòng xoáy của làng giải trí, hoặc bị cuốn vào áp lực, ảo tưởng của người lớn.
Khán giả của Vietnam’s Got Talent mùa 2012 vẫn chưa quên câu chuyện mẹ của thí sinh Quỳnh Anh phản đối ban giám khảo. Bà cho rằng con mình có tài năng hơn nhiều người nhưng lại bị loại. Vụ việc kéo theo nhiều ồn ào khác trong dư luận. Quỳnh Anh cũng bị gắn cho nhiều tên gọi như “nữ thần chém gió”, “quăng bom”, “thảm họa”… Những lời qua tiếng lại và hành xử của người lớn xoay quanh câu chuyện này dần lắng xuống, nhưng người chịu ảnh hưởng nhất chính là cô bé 15 tuổi với một ký ức không mấy đẹp trong lần đến với truyền hình thực tế. Sau The Voice Kids, Á quân Phương Mỹ Chi cùng gia đình em nhiều lần dính phải nhiều tai tiếng ngoài ý muốn: bị đồn hét giá cát-xê, chảnh, bỏ bê việc học…
Cuộc thi có thâm niên như Đồ Rê Mí (nay là Đồ Rê Mí Đôi) cũng từng vấp phải nhiều lời phàn nàn về việc các em nhỏ được người lớn chọn cho trang phục, kiểu tóc, trang điểm quá già dặn so với độ tuổi. Sự lèo lái của người lớn để các em vào đúng kịch bản của chương trình khiến cho người xem phản ứng. Năm 2012, ca sĩ Thái Thùy Linh, giám khảo của Đồ Rê Mí cũng phải viết “tâm thư” giãi bày chuyện: “… Thí sinh Sao Mai Điểm hẹn chúng tôi cách đây 8 năm cũng không vất vả bằng thí sinh Đồ Rê Mí bây giờ”.
Chưa kể, để tiết mục gây ấn tượng mạnh cho người xem, các em nhỏ không ngại thể hiện khả năng "trời cho" qua các phần trình diễn không hợp lứa tuổi. The Voice Kids có không ít thí sinh nhỏ tuổi nhưng chọn I will always love you hay các ca khúc người lớn để khoe giọng. Hay tr🐠ong các cuộc thi nhảy gần đây, các bé cũng chứng tỏ kỹ thuật điêu luyện qua các động tác hình thể, lắc hông gợi cảm.
Khi sân chơi của trẻ nhỏ bị ám ảnh bởi áp lực tỏa sáng và giải thưởng, danh tiếng dành cho🎃 người lớn thì các em khó tránh khỏi bị đánh mất tuổi thơ.
Nhận ra điều này, Đồ Rê Mí và hầu hết phiên bản truyền hình thực tế nhí về sau này đều cố gắng điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi của các em hơn. Tìm kiếm n🐷hững tài năng, giúp các em được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhưng vẫn giữ được sự vui vẻ, trong sáng và không mang tính tranh giành quyết liệt như phiên bản người lớn là mục đích mà các nhà tổ chức đang hướng đến.
Đa phần phiên bản “nhí” đều diễn ra trong hè để các bé dễ dàng tham gia như một hoạt động ngoại khóa. The Voice Kids mùa thứ hai, để tránh những tổn thương tâm lý có thể xảy ra trong quá trình diễn ra cuộc thi, đã mời bác sĩ tâm lý tư vấn tinh thần cho các em khi cần thiết.
Ca sĩ Lam Trường, huấn luyện viên của The Voice Kids mùa thứ hai, chia sẻ, điều đầu tiên anh trao đổi với các thí sinh nhỏ tuổi ở đội mình là: “… Các con không được xao nhãng việc học. Khi chú đ♔i hát, chú đã học xong lớp 12 và học hết cao đẳng về âm nhạc và còn học song song lớp quản trị mạng”. Nam ca sĩ cũng cho rằng, ở các cuộc thi như thế này, nhiều khi, chính sự căng thẳng của người lớn mới khiến các em căng thẳng theo; từ đó, tạo ra những hành động, hoặc ứng xử không thích hợp với lứa tuổi các bé.
“Tất nhiên bậc làm cha mẹ ai cũng muốn con mình đoạt giải cao khi đi thi. Hiꦑểu điều này, tôi nói chuyện nhiều với các phụ huynh để họ hiểu rõ phải làm thế nào giữ sức cho con, cho các bé cân bằng giữa nghỉ ngơi, học tập. Còn chuyện thi thố phải để mọi thứ diễn ra tự nhiên với tâm lý thoải mái", Lam Trường nói.
Thất Sơn