Trong khi truyền thông phương Tây liên tục cập nhật diễn biến quá trình chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thì truyền thông Triều Tiên giữ im lặng hơn 10 ngày qua, theo Korea Times.
Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên đề cập ngắn gọn về hội nghị ♔trên trang nhất vào ngày 26/5. Tuy nhiên sau đó, tờ báo dừng đưa tin về hội nghị, kể cả chuyến thăm 4 ngày tới Mỹ của phó chủ tịch đảng Kim Yong-chol. Trong khi đó, Nhà Trắng đã xác nhận hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra tại khách sạn Capella ở đảo Sentosa, Singapore vào 9h ngày 12/6.
Nhận🌄 định về động thái này, các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đang thận trọng trong việc công bố nhữngꦺ động thái của phi hạt nhân hóa.
"Suốt nhiều thập kỷ, Triều Tiên đã nỗ lực để trở thành một quốc gia hạt nhân. Trước khi thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh với Trump, Triều Tiên sẽ tạo ra mộtꦐ hệ tư tưởng khác♓ về phi hạt nhân hóa", Koh Yu-hwan, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul nhận định.
Trong phiên họp toàn thể đảng Lao động hồi tháng 4, Triều Tiên tuyên bố sẽ dừng toàn bộ thử nghiệm hạt nhân và tên l☂ửa để tập trung🐬 phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chưa bao giờ đặt ra lịch trình phi hạt nhân hóa.
"Đối với Triều Tiên, vẫn còn quá sớm để công bố phi hạt nhân hóa trước khi có kế hoạch cụ thể đảm bảo s𝐆ự tồn tại lâu dài của đất nước. Những triển vọng sau hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa rõ ràng", Koh nói.
Chiến lược truyền thông hai chiều, vừa giữ im lặng với người dân vừa tiếp tục các hoạt động ngoại giao cho hội nghị thượng đỉnh,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ cũng có thể do chế độ khép kín của Triều Tiên.
"Triều Tiên thường không tích cực đưa tin về lịch trình hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo, hội nghị trước đó với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng vậy. Truyền thông sẽ chỉ công bố kết quả hội nghị Trump - Kim sau sự kiện kết thúc. Hiện tại không có nhiều thông tin được cung cấp cho người dân", Koh nói thêm.
Website chuyên về vấn đề Triều Tiên 38North hôm 6/6 cho biết, hình ảnh vệ tinh cho thấy dường như Bình Nhưỡng đã phá hủy cơ sở thử nghiệm tên lửa ở Iha-ri, tỉnh Pyongan. Triều Tiên bắt đầu phá hủy vào đầu tháng 5 và hoàn tất quá trình ngày 19/5. Cơ sở này được sử dụng để lắp đặt tên lửa, có thể trong các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Nℱếu phân tích này đúng, việc phá hủy diễn ra trước vụ phá hủy bãi thử nghiệm hạt nhân duy nhất Punggye-ri hôm 24/5.
Huyền Lê