TSMC cho biết việc mở nhà máy JASM mới có sự tham gia của hãng công nghệ Sony và nhà sản xuất ôtô Toyota. Trước đ꧙ó, năm 2023, công ty đã xây nhà máy chip đầ🍬u tiên trị giá 8,6 tỷ USD trên đảo Kyushu, dự kiến vận hành trong năm nay. Tổng đầu tư vào cả hai nhà máy của TSMC sẽ vượt mức 20 tỷ USD.
Động thái mới c🤡ủa TSMC cho thấy nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong việ🍒c thúc đẩy sản xuất trong nước với mục tiêu giành lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn. Chip xử lý hiện được dùng trong hàng loạt sản phẩm từ ôtô, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự, đồng thời là thành phần quan trọng hỗ trợ nhiều công nghệ, như trí tuệ nhân tạo.
Hai nhà máy của TSMC sẽ không sản xuất 🍎chip tiên tiếꦓn mà sẽ tập trung vào các chip ứng dụng trong lĩnh vực như ngành công nghiệp ôtô, tiêu dùng và điện toán hiệu năng cao.
TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, chuyên đúc chip cho các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Nvidia, AMD hay đối thủ Intel. Họ được nhiều quốc gia mời chào mở nhà máy. Một trong những dự án lớn nhất là khoản đầu tư 40 tỷ USD để xây hai nhà máy ở Arizona (Mỹ), nhưng dự án liên tục bị hoãn.
Theo giới phân tích, TSMC đang coi Nhật Bản là nơi phù hợp hơn nhờ văn hóa làm việc tương đồng, mạng lưới nhà cung cấp vật liệu gần và rộng khắp, đồng thời chính phủ nước này dễ dàng giải quyết yêu cầu và hào phóng với các khoản trợ cấp. "Mối quan hệ giữa TSMC và chính phủ Nhật Bản là đôi bên cùng có lợi", nhà phân tích Lucy Chen của Isaiah Research nói với Reuters cuối năm ngoái.
Bên cạnh đó, đội ngũ lao động ở quốc gia châu Á cũng được đánh giá là kỷ luật, làm việc theo lịch trình khắt khe hơn và sẵn sàng làm thêm giờ khi hệ thống vận hành ngày đêm tron൲g phòng sạch vô ♉trùng.