FT✅ dẫn nguồn tin thân cận cho biết Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã gặp gỡ hai nhà đồng sáng lập TSMC Morris Chang và Mark Liu hồi tháng 8. Ông Chang nói với Pelosi rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng lại ngành sản xuất chip tại quê nhà sẽ không thành công. Công ty chip Đài Loan cũng nói họ đang nằm trong một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.
♊Đồng tình với ông Morris Chang, Brad Martin, Giám đốc Viện nghiên cứu về Chuỗi cung ứng an ninh quốc gia tại Rand Corporation (Mỹ), nói: "Độc quyền trong sản xuất chất bán dẫn tạo ra sự bất ổn. Nếu Mỹ phải đưa ra quyết định giữa bảo vệ nền kinh tế của mình, đó sẽ là một lựa chọn khắc nghiệt".
TSMC🐼, công ty do Morris Chang thành lập năm 1987 tại Đài Loan, đã vươn lên trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, chiếm 20% sản lượng tấm wafer (vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp) toàn cầu và 92% công suất chip tiên tiến.
Cùng giai đoạn đó, thị phần của Mỹ trong ngành sản xuất chip toàn cầu giảm từ 37% năm 1990 xuống 12% năm 2020. Nhiều đạo luật🧔 mới cho thấy Mỹ đang lo ngại việc quá phụ thuộc các công ty nước ngoài và muốn chấn hưng ngành chip trong nước. Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Chip và Khoa học, trong đó dành gần 53 tỷ USD cho các ưu đãi trong sản xuất chất bán dẫn và 200 tỷ USD cho nghiên cứu AI, điện toán lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác. Đây cũng là các lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc xem là ưu tiên cấp quốc gia.
ꦜÔng Biden nói trong ngày ký đạo luật: "Mỹ đã phát minh ra chất bán dẫn và luật này sẽ đưa chất bán dẫn trở về quê hương của mình. Đó là lợi ích kinh tế và là lợi ích an ninh quốc gia. Mỹ phải dẫn đầu thế giới về sản xuất chip tiên tiến. Luật này sẽ thực hiện điều đó", ông nói.
🐼Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng dù có đổ nhiều tiền và tăng cường ưu đãi, Mỹ vẫn không có nhiều cơ hội. Những chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Credit Suisse cho rằng nếu thế giới không thể truy cập vào nguồn chip của Đài Loan, việc sản xuất mọi thứ từ máy tính đến ôtô đều sẽ bị gián đoạn. Apple cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì đang phụ thuộc rất nhiều vào TSMC trong sản xuất chip. Dù hãng đã mở rộng một số hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam và Ấn Độ, những động thái đó không giải quyết được những vấn đề về nguồn cung chip.
ꩲTSMC đã nỗ lực giúp Mỹ bằng cách lên kế hoạch xây dựng một cơ sở bán dẫn ở Arizona, dự kiến bắt đầu vận hành đầu năm 2024. Tuy nhiên, ngay cả các lãnh đạo của công ty cũng không có niềm tin rõ ràng vào những tham vọng về một quốc gia có thể tự chủ ngành chip.
An Thu (theo Business Insider)