27 năm sau ngày xảy ra sự kiện hải chiến Trường Sa, di vật của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương ở xã Mê Linh (Đông Hưng, Thái Bình) chỉ còn bộ quân phục hải quân, những lá thư ố vàng và giấy báo nhập học của trường Sĩ quan Lục quân 1 mà gia đình trân trọng gìn giữ. Những kỷ vật được ꧂cất kỹ trong tủ, bà Nguyễn Thị Gái ít khi dám lấy ngắm nhìn bởi m🧜ỗi lần thấy là nỗi nhớ thương con lại trào về, nước mắt lại rơi.
Bà Gái bảo, khoảnh khắc đau𝓡 đớn nhất cuộc đời là lúc nhận tin con hy sinh. Sáng hôm đó, bà đang rửa mặt ngoài sân thì nghe đài báo tin về Gạc Ma, danh sách liệt sĩ hải quân lần lượt được đọc lên. Khi nghe các con bảo "Bu ơi, anh Phương hy sinh rồi", bà Gái còn quát lại "Nói láo". Sau khi nghe lại lần nữa thì bà ngơ ngẩn cả người.
Bà Gái luôn tự hào trong số 4 người con, anh Phương đẹp trai, học khá nhất, "chơi bóng cũng giỏi mà cấy lúa thì nhanh chẳng kém các cô gái trong làng". Năm 1985, khi học xong cấp 3, anh t༺rúng tuyển vào trường Sĩ quan Lục quân 1 và có giấy gọi nhập học nhưng không đi. Đến đợt tuyển quân mới, anh đăng ký vào hải quân, đơn vị đóng tại Hải Phòng.
"Khi ấy, thằng bé cứ chần chừ rồi bảo♒ không đi học nữa. Nó ước mơ trở thành chiến sĩ hải quân, lênh đênh trên biển như bố", người mẹ kể và hồ🐠i tưởng lại lúc con trai còn thơ bé thường thích đội chiếc mũ hải quân của bố đi chơi.
Ngày con trai nhập ngũ, ông Nguyễn Văn Mạo dành dụm mua cho anh đôi dép nhựa Tiền phong. Nhận được quà, chàng trai vui vẻ xách ba lô lên đường. Đơn vị đóng quân ở Hải Phòng, Quảng Ninh rồi chuyển vào Sài Gòn, anh đều viết thư về hỏi thăm bố mẹ, các anh em, họ hàng, rồi hỏi lúa cấy ở🐓 nhà có tốt không.
Lá thư cuối cùng anh viết ngày 6/3/1988, trước khi xuống tàu ra Gạc Ma. Như có linh cảm trước, anh bảo "từ nay con không viết thư về nữa, vì công việc bận, bưu điện lại quá xa" và dặn dò "Gia đình cứ yên tâm, 💎đừng nghĩ ngợi nhiều cho con và con ra đi sẽ không hẹn ngày về. Baoꦰ giờ về là về thôi, chứ bây giờ cũng chẳng được về thăm gia đình nữa".
Có ai ngờ câu nói ấy thành sự thật. Ngày 14/3/1988, các tàu chiến của Trung Quốc ngan❀g ngược lao lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đảo Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao. Chàng trai Nguyễn Văn Phương cùng 63 đồng đội hy sinh.
Ngồi ở một góc giường nghe mẹ kể chuyện, chị Nguyễn Thị Thoa len lén lau nước mắt. Trong ký ức của cô em gái, ngꦕười anh trai ấy rất hiền, luôn giành làm việc để em có thời gian học. Nhiều cô gái trong thôn thầm mến nhưng anh chưa để ý ai.
Ngày nhận được tin anh hy sinh, cô bé Thoa khi ấy khóc từ trường khóc về, đến nhà thì thấy sân trước sânꦆ sau đều ch🌸ật kín láng giềng đến hỏi thăm. Ai nghe tin cũng ngờ ngợ, vì hòa bình rồi mà tại sao các anh lại hy sinh. "Mẹ tôi khóc ròng rã. Bố tôi khi ấy làm chủ tịch xã, nghe được tin là lúc ông đang vận động người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Ông vẫn phải nuốt nước mắt làm cho xong nhiệm vụ mới về nhà. An ủi vợ con thật đấy, nhưng thi thoảng tôi vẫn thấy ông đứng ở góc nhà mà khóc, rồi đấm ngực thùm thụp", chị Thoa kể.
Ông Bùi Ngọc Trìu, cán bộ xã Mê Linh, nhớ ꦛmãi những kỷ niệm thời thಌơ bé khi còn học cùng trường làng với liệt sĩ Nguyễn Văn Phương. Ông Trìu lớn hơn anh Phương 3 tuổi nhưng chơi rất thân. "Cả đám thường đi ♋chăn trâu rồi ra ngay con sông đầu làng tắm mát. Phương bơi cừ lắm. Có ai ngờ được cậu ấy lại hy sinh ở ngoà🅺i biển, đến nay còn chưa tìm được hài cốt".
Năm 2008, tàu của thợ lặn Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm được một phần hài cốt 64 chiến sĩ dưới con tàu HQ 604 ở độ sâu khoảng 20 m tại cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa). Bà Gái thấp thỏm hy vọng khi được lấy mẫu xét nghiệm ADN, nhưng rồi lại phảꦦi thấtও vọng khi không có kết quả.
Tay mân mê lần giữ từng nếp꧅ chiếc áo hải quân, ♓người mẹ 80 tuổi bồi hồi tưởng tượng nếu anh không hy sinh thì bây giờ cũng có một gia đình nho 🦋nhỏ, lấy vợ, sinh cho bà những đứa cháu ngoan ngoãn.
"Ước mong duy nhất của đời mẹ là tìm được hài cốt của con, đưa về quê ꦏan táng. Ngày nào còn chưa làm được việc đó thì nỗi đau trong lòng mẹ vẫn chưa nguôi", bà Gái nghẹn ngào nói.
Cuối năm 1987, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo v🐎ệ quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3, các tàu HQ 604, 605 mang theo lực lượng công binh và lực lượng ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền, xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trong chiến dịch CQ-88. Tàu HQ-505 làm nhiệm vụ trực tại ♛Trường Sa nhận lệnh chuyển đến đảo Cô Lin. Ngày 14/3/1988, các tàu chiến của quân Trung Quốc ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ và nổ súng vào bộ đội Việt Nam. Sau trận hải chiến, 2 tàu vận tải của Việt Nam bị chìm, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt ꦜlàm tù binh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy bi🤡nh, chiếm giữ trái phép đảo Gạc Ma. |
Hoàng Phương