Hồi tháng 2, Jeff Dean, người đứng đầu bộ phận AI của Google, tổ chức cuộ✤c họp trực tuyến với toàn bộ nhân viên. Ông công bố một thay đổi về chính sách khiến nhân viên kinh ngạc: Tất cả phải ngừng chia sẻ những thứ đang làm với thế giới bên ngoài.
Nhiều năm qua, Dean điều hành bộ phận AI giống như cách các trường đại học đang làm, đó là khuyến khích các nhóm nghiên cứu xuất bản bài viết học thuật về trí tuệ nhân tạo. Theo số liệu trên Google Research, tính từ 2019 đến nay đã có gần 500 nghiên cứu lớn về AI được Google công bố. Nhưng sự xuất hiện của ChatGPT làm thay ⛦đổi mọi thứ. OpenAI, công ty khởi nghiệp ở San Francisco, được đánh giá đã bắt kịp Google, thậm chí có phần vượt lên trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Theo Washington Post, Jeff Dean đề cập đến việc OpenAI đã sử dụng một phần công nghệ mà Google chia sẻ để tạo ra các mô hình AI tạo sinh nổi tiếng. Thực tế, chữ T trong tên ChatGPT chính là Transformer - kiến trúc học sâu do Google phát triển từ năm 2017, sau đó trở thành cơ sở cho hàng loạt chương trình liên quan đến ngôn ngữ máy, trong đó có GPT-3, tiền thâ🔴n của GPT-3.5 - công nghệ đứng sau ChatGPT, Dall-E.
Dean nhấn mạnh Google giờ đây sẽ âm thầm nghiên cứu AI và chỉ chia sẻ tài 🅘liệu sau khi mọi kết quả nghiên cứu trong phòn🐟g thí nghiệm đã được biến thành sản phẩm.
Thay đổi lớn
Giới chuyên gia đánh giá bên trong Google có thể đang có sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách chia sẻ nghiên cứu AI. Công ty từ lâu vẫn dẫn đầu ở lĩnh vực này, nhưng n♋hững gì đang diễn ra trên thị trường khiến họ bắt đầu chuyển qua♈ chế độ phòng thủ.
Có hai lý do để Google làm n🐓hư vậy. Thứ nhất, Google muốn ngăn các công ty AI "nhanh chân" dùng công nghệ mới do hãng nghiên cứu. T♋hứ hai, họ muốn bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi - những thứ tiềm năng sẽ tích hợp AI nhiều hơn trong những năm tới.
Trong những lần xuất hiện trên truyền thông, CEO Google Sundar Pichai luôn kêu gọi thế giới thận trọng với AI. Tuy🦩 nhiên, có ý kiến cho rằng công ty đang chưa sẵn sàng cho xu hướng mới vì có thể ảnh hưởng tới doanh thu hiện tại.
"Không phải họ thận trọng. Họ chỉ không muốn làm suy yếu các mô hình kinh doanh hiện có", Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind nhưng đã rời Google năm 2022, nói. "Chỉ khi có mối đe dọa thực sự bên ngoài, họ mới b🅷ắt đầu thức giấc".
Theo 11 nhân viên và cựu nhân viên Google, những tháng gần đây, công ty được cho là đang tăng tốc nghiên cứu mô hình mới, hạ tiêu chuẩn, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm AI. Hãng cũng hợꦏp 🍒nhất bộ phận nghiên cứu Google Brain với DeepMind để đẩy nhanh tiến độ.
Brian Kihoon Lee, một nhà nghiên cứu thuộc Googꦚle Brain nhưng bị cho thôi việc trong đợt sa thải hồi tháng 1, nói Google đang chuyển hướng chiến lược từ "thời bình" sang "thời chiến". "Từ trước đến nay, việc công khai các bài nghiên cứu giúp phát triển rộng rãi toàn bộ lĩnh vực AI. Nhưng một khi mọi thứ trở nên cạnh tranh, chiến lược sẽ thay đổi", Lee viết trên blog cuối tháng 4. "Trong chế độ thời chiến, miếng bánh sẽ bị đố𝓰i thủ đe dọa, dù lớn hay nhỏ".
Đối với nhân viên Google, cách tiếp cận của công ty về AI theo hướng tăng tốc tạo cho họ cảm ✅xúc lẫn lộn. Một số nhóm vui mừng khi tốc độ phê duyệt các dự ánꦕ nhanh hơn và không còn khắt khe như trước, nhưng phần còn lại cảm thấy không hài lòng.
Google không bình luận về thông tin của Washington Post. Theo người phát ngôn Brian Gabriel, AI là lĩnh vực mà công ty đã theo đuổi nhiều năm. "Năm 2018, chúng tôi đã thiết lập cấu trúc quản trị 🔯nội bộ và quy trình đánh giá toàn diện. Chúng tôi vẫn tiếp tục áp dụng quy trình đó cho các công nghệ dựa trên AI sẽ tung ra thị trường. Phát triển AI có trách nhiệm vẫn là ưu tiên hàng đầu", Gabriel cho biết.
Bảo Lâm