Ông Febri Hendri Antoni Arif, người phát ngôn của chính phủ Indonesia, cho biết ngày 22/11 trên báo địa phương Antara News: "Bộ trưꦺởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita đã tổ chức cuộc họp nội bộ để thảo luận về đề xuất. Từ góc độ chính phủ, chúng tôi t🍃ất nhiên muốn khoản đầu tư này lớn hơn".
Theo quy định của Indonesia, điện thoại thông mi⭕nh phải chứa ít nhất 40% thành phần sản xuất trong nước. Luật Mức độ Nội địa hóa có thể được giảm nhẹ thông qua nhiều phương pháp, như các chương trình phát triển đổi mới mà Apple đã thực hiện trước đây. Tuy nhiên, khoản đầu tư trước đó của hãng mới đạt 95 triệu USD, chưa bằng mức cam kết 109,6 triệu USD.
Indonesia cảnh báo Apple vào ngày 11/10/2024 rằng công ty có thể đối mặt lệnh cấm bán iPhone 16 và đã thực hiện điều này từ 28/10. Đến 5/11, Apple đề xuất đầu tư 10 triệu USD để xóa lệnh cấm nhưng bị từ chối.
Hãng tiếp tục nâng mức đề xuất lên gấp 10 lần vào ngày 19/11. Kế hoạch đầu tư dự kiến trị giá 100 triệu USD của Apple trong hai năm sẽ chủ yếu để xây trung tâm nghiên cứu v⭕à phát triển, cùng học viện đào tạo nhà phát triển tại Bali và Jakarta. Bên cạnh đó, Apple cũn♏g sẽ sản xuất linh kiện AirPods Max từ tháng 7/2025.
Tuy nhiên, Indonesia mong muốn sự cam kết mạnh mẽ hơn về mặt sản xuất. Ông Febri Hendri Antoni Arif nói: "Dù chúng tôi chưa thể sản xuất chất bán dẫn, nếu Apple cần, họ có thể lấy𓃲 linh kiện từ các nhà cung cấp trong nước. Điều này sẽ tạo hiệu ứng nhân đôi, đặc biệt trong việc hấp thụ lao động tại Indonesia".
Lệnh cấm bán iPhone 16 và các đề xuất của Apple xuất hiện sau chuyến t𝐆hăm của Tim Cook tới Indonesia vào tháng 4. CEO Apple đã gặp Tổng thống Joko Widodo khi đó và hứa hẹn xem xét quốc gia này như một đối tác sản xuất.
Huy Đức (theo Apple Insider)