- Cơ duyên nào đưa ông đến với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)?
- Thời trai trẻ giấc mơ và lý tưởng của tôi là phát triển sự nghiệp bằng con đường làm công chức. 18 tuổi, tôi đã phấn đấu rèn luyện và kỳ vọng sẽ thành công chốn quan trường. Cứ thế tôi theo ngành thương nghiệp tỉnh Gia Lai 10 năm, vị trí cao nhất là cửa hàng trưởng.
Giai đoạn xóa bao cấp năm 1987, tôi băn khoăn đứng giữa ngả ba đường khi tìm việc. Ban đầu tôi làm việc cho Công ty lâm đặc sản của tỉnh ủy tỉnh Gia Lai theo diện hợp đồng với công việc mua gỗ, thu gom cành ngọn. Khi doanh nghiệp này giải thể, tôi chuyển sang đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân và quyết định này đã làm tôi thay đổi cuộc đời.
Năm 1988, tôi về làm việc theo lời đề nghị của anh Đoàn Nguyên Đức. Lúc bấy giờ anh Đức mới có một tổ hợp xẻ gỗ tại An Phú. Từ đó, doanh nghiệp làm ăn ở đâu tôi theo chân đến đó, phụ trách các lĩnh vực : khai thác và chế biến gỗ, du l🦋ịch khách sạn và quản lý đầu vào các công trình xây dựng phía Nam của Tập đoàn. Bây giờ nhìn lại những thăng trầm đã qua, dù không thể thực hiện giấc mơ chốn quan trường như💫ng tôi chẳng hối tiếc điều gì. Ít nhất tôi đã dám chọn ngả rẽ mới, chấp nhận mạo hiểm để tìm cho mình lối đi riêng.
Phó tổng tập đoàn HAGL Trà Văn Hàn cho biết giấc mơ và lý tưởng thời trai trẻ là phát triển sự nghiệp bằng con đường làm công chức nhưng ngả rẽ cuộc đời đã khiến ông chọn đầu quân cho cơ sở kinh tế tư nhân. Ảnh: Hà Thanh |
- Từ công chức nhà nước chuyển sang đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân, ông đã đối mặt với những áp lực gì?
- Áp lực đầu tiên là tôi phải làm quen với cơ chế mới đối lập với môi trường cũ. Làm công chức nhà nước thời đó giá cả, lương và tiền vận hành theo cơ chế bao cấp, tính bằng tem phiếu. Trong khi đó, kinh tế tư nhân lại là môi trường hoàn toàn khác, đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt với từng tình huống, thậm chí là sẵn sàng mạo hiểm. Thêm vào đó, tập đoàn kinh doanh đa ngành, có những lúc được giao việc trái nghề, không có kiến thức tôi phải lọ mọ học lại từ đầu. Ngẫm lại, tôi không tiếc những năm làm công chức mà trái lại thấy đó là trường học tốt. 10 năm ấy đã rèn luyện cho tôi kinh nghiệm tổ chức, quản lý, sắp xếp nhân sự và có mối quan hệ rộng, giúp ích rất nhiều cho công việc sau này.
- Năm 2011 xảy ra nhiều biến động kinh tế, hầu hết doanh nghiệp đều đối mặt với khủng hoảng. Điều gì đã giúp ông và HAGL vượt qua khó khăn?
- Khủng hoảng kinh tế đang gây áp lực lên tất cả các doanh nghiệp, không loại trừ ai. Tuy nhiên tôi tin rằng những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn sẽ vượt qua được giai đoạn này.
Bí quyết vượt khủng hoảng của HAGL nằm ở chiến lược quản lý hiệu quả. Chúng tôi có quy tắc chung là giám sát chặt tất cả nguồn lực ngay từ khâu đầu vào để sản phẩm đầu ra có giá thành cạnh tranh. Tất cả thành viên ban lãnh đạo tập đoàn đều sâu sát từng lĩnh vực đang phụ trách để kiểm soát giá, chống thất thoát. Từ ngành gỗ, đá, thủy điện, khoáng sản, cao su đến bất động sản... đều tuân thủ nguyên tắc giám sát cơ bản này.
Chẳng hạn như ở ngành bất động sản, cụ thể là thị trường căn hộ, để vượt khó HAGL giám sát chặt khâu quản lý giá thành. Hiện nay thị phần căn hộ có tiềm năng rất lớn nhưng khả năng chi trả của người dân còn hạn chế. Vì vậy, để tăng tính thanh khoản và cạnh tranh, chúng tôi phải kiểm soát giá đầu vào ngay từ khâu tạo quỹ đất đến vật liệu xây dựng, thi công và hoàn thiện theo mô hình khép kín để chống thất thoát. Quy trình này tạo sản phẩm đầu ra có giá phải chăng, phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Nửa đời làm thuê, ông có nghĩ đến việc sẽ ra làm chủ?
- Tôi đã 52 tuổi, hơn hai thập niên gắn bó v🤡ới doanh nghiệp nên giá trị tình cảm, tinh thần rất lớn. Với tôi HAGL vừa là nơi làm việc, vừa là gia đình thứ hai. Vì thế, tôi chưa từng nghĩ đến việc rời bỏ mái nhà này.
Cuộc đời tôi chia làm ba cột mốc: thời niên thiếu ở Bình Định, 10 năm làm công chức ở Gia Lai và hơn 20 năm đầu quân cho HAGL. Xét về thâm niên có lẽ tôi là một trong những người cũ nhất của tập đoàn, chỉ xếp sau người sáng lập là anh Đức. Tính từ năm 1988 đến nay, tôi đã theo dấu tập đ⛄oàn từ Gia Lai, Lâm Đồng, Quy Nhơn, Đà Nẵng đến TP HCM. Tôi bằng lòng với niềm vui nho nhỏ là mình đã từng làm việc, đào tạo không dưới 6.000 nhân viên của tập đoàn. Những giá trị tình cảm ấy không gì có thể đo đếm được.
Hà Thanh