Khi cô bé lao ra đường, bạn tôi nhanh tay đánh lái để tránh va chạm trực diện nhưng không được. Có va chạm xảy ra khiến má của cô bé bị một vết sẹo. Người nhà củaꦿ cô bé tất nhiên làm ầm lên. Họ nói rằng bạn tôi chạy quá nhanh dẫn tới việc xảy ra tai nạn và đòi bồi thường tiền viện phí và tổn thất nếu con gái họ mang sẹo vĩnh viễn.
Họ không quan tâm tới trách nhiệm của mình khi không trông coi con cái của mình cẩn thậ꧑n. Họ cậy rằng nhà mình ở đó nên gây áp lực buộc bạn tôi phải bồi thường. Kết quả hẳn các bạn đoán đượ🎃c. Chúng tôi phải trả tiền viện phí cộng thêm một khoản bồi thường cho gia đình đó dù không làm gì sai.
Gần đâ🍌y, thông tin về việc những cây cầu bộ hành vắng vẻ khôngღ bóng người qua lại, trong khi người dân băng qua đường bất chấp hiểm họa an toàn giao thông ngày càng dày đặc khiến tôi nghĩ đến trách nhiệm của người đi bộ.
Nguyên nhân mà mỗi người đưa ra để không sử dụng cầu thì vô số kể, từ việc c♏ầu quá vắng, quá cao, quá bẩn... thôi thì đủ loại. Nhưng theo tôi cái chính là đi lên cầu để băng qua đường thì không nhanh và tiện như băng qua lòng đường.
Điều này xuất phát từ ✱thói quen đi lại của chính chúng ta. Từ rất lâu rồi, người dân Việt Nam có thói quen qua đường ở mọi lúc mọi nơi mọi chỗ, 🀅không cần biết có vạch dành cho người qua đường hay không. Tất cả những gì mà chúng ta nghĩ lúc đó là làm sao có thể tới cái đích ở bên kia đường một cách nhanh nhất.
Nếu có rào chắn, chúng ta sẵn sàng l🀅uồn qua nếu có khe hở đủ to hoặc trèo qua rào nếu đủ thấp. Nguy hiểm thì cũng có. Nhưng với tâm lý phổ biến của người Việt Nam là có tai nạn xảy ra thì xe lớn đền xe nhỏ, xe nhỏ đền người đi bộ thì việc người dân 🌠vô tư băng qua đường là điều dễ hiểu.
Nếu có tai nạn, người qua đường mặc định là bên được bồi thường bất chấp chính họ đi sai luật. Tôi chưa đi nước ngoài nhiều, chỉ mới tớ♒i Singapore và Thái Lan. Nhưng ở cả hai quốc gia này đều có rất ít người qua đường bất cẩn, đặc biệt là ở các đường lớn với nhiều làn giao thông. Một phần là bởi tài xế tại các quốc gia này đều đi theo làn rất rõ ràng, dẫn tới việc tốc độ di 🍎chuyển của các phương tiện thường cao hơn ở Việt Nam nhiều và nếu có tai nạn xảy ra sẽ nặng hơn.
Nhưng quan trọng nhất là tại hai quốc gia này không có chuyện người đi xe mặc định có lỗi nếu va chạm với ngườ𒁏i đi bộ. Cách đây vài năm, một người thân của tôi ở Singapore va chạm với một xe ôtô khi qua đường ở nơi không có vạch kẻ dành cho người đi bộ. Cậu ấy cũng phải vào viện kiểm tra, may mắn là không sao, nhưng phải bồi thường cho chủ xe ôtô vì vụ tai nạn làm chiếc xe bị xước sơn. Viện phí thì tất nhi🅰ên phải tự trả.
Nếu trường hợp này ở Việt Nam thì sao? Tôiꦜ cho rằng đa số tài xế sẽ phải chịu một phần viện phí, chưa kể mối lo bị thân nhân của người đi bộ gây gổ, hành hung ngay tại bệnh viện dù thực tế mình chẳng làm gì sai.
Vậy nên tôi cho rằng chỉ khi ta loại bỏ được tâm lý người đi bộ luôn đúng, truy cứu rõ nguyên nhân mỗi khi có tai nạn xảy ra thì những chiếc cầu bộ hành kia mới 𒁃phát huy được tác dụng.
Ngoài ra, tôi cũng cho rằng mức phạt 60.000 – 100.000 đồng với các vi phạm của người đi bộ là quá nhẹ, bởi đôi khi những hành vi như qua đường không đúng nơi quy định hay không chấp hành hiệu lệnh có thể gây 🌳ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.