Đọc bài viết "Mẹ hối hận khi dạy con theo 'tư duy người nghèo'", tôi cảm thấy rất tâm đắc và đồng cảm. Gần đây, khi có người đặt câu hỏi liên quan đến cảm xúc của một cháu bé khi phải kiếm tiền từ nhỏ, tôi đã nhận được hàng chục phản hồi ﷺcó chung một quan điểm rằng việc cho♈ trẻ kiếm tiền từ sớm là điều tốt. Điều khó hiểu nhất đối với tôi là việc kiếm tiền từ sớm sẽ dạy và định hướng cho trẻ nhỏ điều gì hữu ích cho cuộc sống của các bé sau này?
Khoa học đã chứng minh rằng con người có đến ít nhất 8 loại trí thông minh khác nhau 🎀và chúng ta cũng biết rằng có những công việc cao quý nhưng có thể không kiếm được nhiều tiền ở Việt Nam như nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, công việc nghệ thuật đặc thù như nghệ sĩ cải lương, diễn viên sân khấu tuồng chèo,.... Mỗi người đều có một thiên hướng, một tài năng khác nhau mà nếu giáo dục sai cách sẽ không thể nào phát huy được. Giả sử một đứa trẻ có thiên hướng ca hát, nghệ thuật thì việc ép cháu phải học cách kiếm tiền từ nhỏ thì sẽ giúp gì cho cháu? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng để tài năng được phát triển và phát huy đến đỉnh điểm thì cần phải được phát hiện và nuôi dưỡng từ rất sớm, khoảng lứa tuổi từ 4 đến 6,💧 nếu không thì tài năng này sẽ không bao giờ được phát huy và dần dần thui chột.
>> 'Cha mẹ không cần trả tiền khi con phụ việc nhà'
Có người sẽ nói rằng thà có tiền mà không hạnh phúc thì tốt hơn rất nhiều so với việc sống như bản thân mong muốn mà lại nghèo khổ. Tôi xin được hỏi ngược ꦉlại người đó rằng tại sao cha mẹ lại được phép tước đi quyền tự định đoạt số phận của con? Thậm chí, có nhiều biện luận theo kiểu "lao động là viℱnh quang", nhưng tại sao chúng ta lại lấy hệ quy chiếu của người lớn để áp vào trẻ nhỏ? Một trong những tranh luận nghe có vẻ có lý nhất là "trẻ nhỏ cần được giáo dục về giá trị đồng tiền". Điều này đúng, nhưng không cần thiết phải liên quan đến việc dạy trẻ kiếm tiền từ nhỏ. Cha mẹ vẫn có thể dạy con quý trọng đồng tiền thông qua việc tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thay vì phải đi kiếm tiền.
Tôi thường xuyên tiếp xúc với những người có tài sản hàng triệu đôla, và có hai điều tôi học được từ họ. Thứ nhất, không phải mọi thứ đều có♊ thể quy ra tiền. Nếu trên đời này mọi thứ đều có thể quy ra tiền thì không cần đến giám đốc điều hành (CEO) mà chỉ cần giám đốc tài chính (CFO) là có thể quản lý công ty được. Nhìn mọi thứ bằng tiền và vật chất là một cái nhìn đầy méo mó, giống như bài viết có nêu ra là "Quá thực dụng", ví dụ tổ chức một buổi tiệc sinh nhật cho nhân viên thì chỉ có tốn tiền mà tại sao nhiều công ty vẫn làm? Tương tự như vậy, thay vì dạy trẻ đi kiếm tiền bằng tranh vẽ thì chúng ta có nên cho trẻ đi học một lớp học vẽ?
>> Tôi lạc lõng vì không cho con tiền tiêu vặt
Trong bộ phim The Social Network nói về quá trình thành lập và phát triển của Facebook, nhà đồng sáng lập Eduardo Saverin đã bị Mark Zuckerberg ngăn lại khi cố gắng tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận thông qua việc tìm kဣiếm nhà tài trợ quảng cáo cho mạng xã hội - lúc đó vẫn còn rất non trẻ . Mark Zuckerberg đã nói rằng "chúng ta không biết đượcဣ nó sẽ trở thành cái gì?".
Thứ hai, những người thành công nhất trong việc kiếm tiền thực hiện những quyết định tối quan trọng trong việc đầu tư thông qua một loạt các kỹ năng như nhìn người, phân tích, đánh giá, giao tiếp, động viên và điều những người thành công thường làm là họ th༺oát ly khỏi tài chính khi cần thiết để ra quyết định. Những kỹ năng này được trui rèn từ sự tiếp xúc với một hệ thống giáo dục 🔯tốt từ nhỏ hơn là việc kiếm tiền từ nhỏ. Duy trì việc phát hiện và nuôi dưỡng tài năng cho trẻ để hướng đến một cuộc sống hạnh phúc quan trọng hơn rất nhiều so với việc giáo dục các kỹ năng kiếm tiền từ nhỏ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.