Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Học sinh không dám viết văn lệch chuẩn". Văn mẫu chỉ có mỗi tác dụng duy nhất là biến bọn trẻ thành những con robot sinh học, chỉ được cảm nhận thế giới theo đún⛎g những ꦉdòng văn mẫu rập khuôn.
Và sau này, thói quen này còn dẫn đến một hệ lụy khác là tư tưởng dễ dãi với việc đạo văn, tạo ra những con người không biết tự suy nghĩ, chỉ biết copy ý tưởng của ng💝ười khác và biến nó thành của mình một cách không hề biết mắc cỡ. Điều đó dẫn đến hệ quả là hầu hết các nghiên cứu khoa học của ta chỉ được nằm ở một vị trí "trang trọng" là dưới đáy tủ chứ chẳng có tính ứng dụng và khoa học nào cả.
Làm văn nếu bí ý tưởng có thể áp dụng 🍸phương pháp tư duy "brain - storming" của nước ngoài. Sau 🐠khi có ý tưởng rồi bạn mới bắt đầu viết. Theo những cách học ở các nước phát triển, tôi biết học sinh thường được giao một đoạn văn có số từ nhất định. Trong số lượng từ đó bạn phải nêu ra được ý của mình và không được đạo văn của người khác. Do đó, bài làm đều là chất xám do mỗi học sinh nghĩ ra, có thể nó không quá hay nhưng đó là của riêng mỗi người. Và nhờ đó cũng tạo sự công bằng trong đánh giá học sinh.
Việc cho học sinh xem văn mẫu, làm bài và chấm điểm theo văn mẫu đã triệt tiêu hoàn toàn sự sáng tạo của học sinh. Đứng trước một sự việc hay hoặc dở, thích hay kౠhông thích, học sinh cũng gần như không thể nêu lên ý kiến của bản thân mà chỉ có thể nghe và làm theo văn mẫu để không bị điểm thấp. Từ đó các em sẽ bị thui chột khả năng bộc lộ chính kiến của bản thân.
>> Việc cần làm để xóa bỏ tư duy văn mẫu
Và do không có giới hạn số từ nên các cuộc thi viết văn ở ta chỉ là thi xem ai viết dài và nhiều ý hơn. Những học sinh giỏi Văn hầu hết là những người viết nhanh và viết dài, thầy cô chẳng quan tâm bài văn đó có đạo văn nhiều không, chỉ thấy bài viết dài là gần như tự động có điểm cao. Thậm chí, nếu cuộc thi mà có thời gian thi ꧑dài và sức khỏe thí sinh cho phép, tôi dám chắc cũng sẽ có thí sinh làm bài dài hàng trăm trang như quyển tiểu thuyết luôn.
Trở lại một vài ví dụ đề Văn yêu cầu miêu tả người mẹ. Tất nhiên, người mẹ dù có mập hay ốm, có xấu hay đẹp, hiền hay dữ, thì trong mắt đứa trẻ, mẹ vẫn đẹp. Thế nhưng, tại sao các em không được tả mẹ của mình một cách chân thật nhất mà cứ phải theo văn mẫu? Thế có phải là bài văn đã phủ nhận tình cảm của đứa trẻ với mẹ, tập cho chúng thói quen "body shaming" người khác, vì phải theo những tiêu chuẩn như văn mẫu mới được gọi là đẹp?
Trước khi nói đến những thứ cao xa thì mục đích ban đầu của ngôn ngữ nói chung hay văn thơ nói riêng chính là để con người có thể được bộc lộ và bày tỏ những suy nghĩ thật của bản thân, chứ không phải bị nhét vào đầu những khuôn mẫu, quy chuẩn sẵn có. Nhất là khuôn mẫu đó chưa chắc đã phù hợp với tất cả. Việc đó sẽ triệt tiêu đi mọi sự sáng tạo của trẻ và t❀ạo nên những con người không dám suy nghĩ và thể hiện bản thân - thứ rất quan trọng trong việc trở 𒈔thành công dân toàn cầu sau này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.