Simar Kaur, 42 tuổi, và chồng Malminderjit Singh💧, 44 tuổi, sinh sống và làm việc tại Singapore, đã trải qua hành trình đầy gian nan và nhiều nước mắt để có được 3 đứa con, một gái và một🔯 trai - một gái song sinh.
Cả 3 đứa trẻ đều ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Simar Kaur đã trải qua 3 đợt IVF trong suốt 6 năm ở 3 phòng khám, dưới sự điều trị của các bác sĩ sản khoa khác nhau với vô số mũi tiêm, hàng loạt xét nghiệm máu, các buổi tư vấn. Cô được kích trứng 3 lần, chịu đựng những cơn đau do chuột rút, ốm nghén, hồi hộp chờ đợi kết quả và tốn hàng 🧸chục nghìn đôla rồi nhận kết quả thất bại.
Khi chu kỳ IVF đầu tiên không thành công, Simar Kaur thấy mình như một kẻ thất bại, cô tự hỏi: "Tại sao bản thân đã làm đ♚úng mọi thứ nhưng không đạt được kết quả mong muốꦉn?". Cô ăn uống lành mạnh, dùng thuốc được kê đơn dù bản thân cực kỳ ghét điều này, tự tiêm thuốc kích thích nội tiết tố hàng ngày và luôn lạc quan, thoải mái.
Simar đã nhận được nhiều câu hỏi không mấy thiện chí vì chưa thể có con ở tuổi này, nhưng cô vẫn mỉm cười đáp lại thay vì tức giận, cáu kỉnh🍸. "Thꦗành thật mà nói, những bình luận và câu hỏi này khiến tôi bị tổn thương sâu sắc. Ẩn sau nụ cười nở trên môi, tôi cố kìm nước mắt, chiến đấu với nỗi đau âm ỉ trong tim", cô tiết lộ.
Vòng IVF thứ hai ♕của hai vợ chồng Simar diễn ra ở một phòng khám khác, chỉ thu được một phôi khỏe mạnh. Vài tuần sau đó, em bé thậm chí còn có tim thai. Nhưng tới tuần thứ 8 khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, mọi thứ sụp đổ khi bác sĩ thông báo nhịp tim của em bé ngừng đập. Những tuần tiếp theo đó là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của Simar khi cảm giác mất mát, bất lực trào dâng trong cô.
"Sảy thai không chỉ là chấn thương tinh thần hoặc thể chất của việc kết thúc quá trình mang thai không đúng lúc. Đó còn là sự đau đớn của việc không còn nghe được nhịp tim con, là sự mất mát c⛄ủa m🐼ột tương lai mà bạn đã hy vọng và tưởng tượng", cô nói.
Simar nhận thấy mọi người rất ít nói về việc bị sảy thai, dù có rất nhiều phụ nữ đã trải qua. Khi mở lòng chia sẻ, cô phát hiện ra không ít người từng bị sảy thai trước đây nhưng không ai đề cập đến nó cho tới khi cô chia sẻ hành trình của mình với họ. Từ kin🌊h nghiệm của bản thân, cô cho rằng chia sẻ cởi mở có thể là một cách tốt để xoa dịu nỗi đau.
Simar không nghĩ mình sẽ t𝔉iếp tục thực hiện một đợt IVF nữa nhưng cuối cùng, cô và chồng quyết định thử lại lần cuối ở một phòng khám khác. Nếu lần này không thành công, cả hai sẽ nhận con nuôi. Vòng IVF này tạo ra 5 phôi khỏe mạnh. Hai trong số 5 phôi được cấy ghép vào tử cung, số còn lại được trữ đông. May mắn đã đến với hai vợ chồng khi lần thụ thai thành công. 38 tuần sau, họ đón cô con gái xinh xắn, khỏe mạnh.
Simar luôn khao khát có một gia đình đông đúc nên chỉ sau 6 tháng đón con gái đầu lòng, cô đã quay trở lại gặp bác sĩ. Dù được khuyên nên đợi thêm một năm nữa, hai vợ chồng vẫn quả quyết thực hiện IVF luôn. Hai phôi được cấy ghép và🐻 lần này Simar mang thai một c💮ặp song sinh.
Khi nghe bác sĩ thông báo, cô òa khóc ngay tại phòng khám vì không thể tin nổi hạnh phúc lại tới với mình lần nữa. Cảm xúc vui sướng xen lẫn sợ hãi và hồi hộp trong lòng Simar, còn chồng cô nở nụ cười mãn nguyện. Sau quá trình mang thai khó khăn, người phụ🍰 nữ U40 cùng chồng đã đón cặp song sinh khác trứng chào đời vừa đủ tháng, khỏe mạnh.
Chỉ trong 17 tháng, từ một cặp vợ chồng không con cái, Simar Kaur và Malminderjit Singh đã có tới 3 đứ𒅌a con. "Hành trình làm cha mẹ của chúng tôi không hề dễ dàng nhưng những gì bỏ ra là tuyệt đối xứng đáng", Simar hạnh phúc và tự hào khi chia sẻ lại câu chuyện của mình.
Hải My (Theo Today Online)