Xin chào độc giả VnExpress, tên tôi là Hùng, hiện tại đang sống và làm việc tại Texas, Mỹ. Sau khi đọc bài viết cho con đến trường để học sự giả dối và nhiều bài về giáo dục Việt Nam khác, tôi xin chia sẻ ý kiến của mì꧋nh.
Từ bé, tôi đã bị bệnh ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và một dạng nhẹ𒊎 của tự kỷ ám thị. Bệnh này khi ở Việt Nam tôi không hề biết, chỉ khi tôi sang Mỹ đi khám mới biết. Uống thuốc, điều trị cũng khỏi bệnh nhưng vết thương lòng do các thầy cô ở Việt Nam gây ra không bao giờ lành.
Bời vì chứng bệnh này, hồi nhỏ tôi hết sức hiếu ✨động. Tuy thông minh nhưng tôi không thể ngồi một chỗ học bài nên điểm tôi rất kém. Tôi bị liệt vào dạng cá biệt và bị đánh đòn suốt ngày.
Tôi cò🌱n nhớ có một người thầy dạy toán dở đến ám ảnh. Ngày nào đến lớp tôi cũng bị ông thầy này vọt roi vì không học thuộc lòng được công thức. Một thằng bé hiếu động to con như tôi mà ngày nào cũng khóc lóc vì bị thầy đánh.
Khi đó cha mẹ tôi chỉ nghe lời thầy giáo, họ không hề biết đây là một dạng khủng bố tinh thần, bạo hành, và làm thay đổi nhân cách con người rất nhiều. Tôi trở nên lì lợm, bất cần. Tôi chỉ biết chăm chăm chơi game và đọc truyện tranh. Nhưng từ khi chơi game, tôi🦂 bắt đầu thấy sự hấp dẫn của máy tính và truyện viễn tưởng. Tôi lần mò tự học và bắt đầu thấy sự đam mê, và cũng học thêm được chút tiếng Anh.
Thế nhưng khi ở trường, tôi vẫn là học sinh cá bi♛ệt. Tôi không chửi bậy, không bỏ học, chỉ hiếu động và học kém do không thể nhớ nổi trang chữ thuộc lòng. Vậy mà ngày nào cũng bị "bêu dương".
Các thầy còn đòi không ít "phong bì" để châm chước cho tôi được lên lớp. Tôi còn bị khiển trách do lòng đam mê với máy tính. Cô giáo chủ nhiệm còn ngày ngày chế giễu là tôi không có tương lai nếu cứ "ôm lấy mấy thứ vớ vẩn". Với tôi khi ấy mỗi ngày đến tr๊ường như vào địa ngục vậy.
Khi tôi đến Mỹ vào năm lớp 12 theo diện trao đổi văn hóa. Ở đây,🅺 tôi nhận thấy một sự khác biệt hoàn toàn. Thầy cô không đề cao học thuộc lòng. Họ đề cao sự sáng tạo, tìm tòi, tự học hỏi. Họ không muốn nhồi hàng chục môn học mà cho tôi tự lựa chọn.
Điều mà tôi không hề được học ở Việt Nam là ✤sự đam mê. Với thầy cô ở Việt Nam, học là để có thành tích, đạt điểm cao. Nhưng ở Mỹ, với điểm C tôi cũng được khích lệ. Tôi vẫn nhớ lời một người thầy, "điểm C mà nhớ được 10 năm còn hơn điểm A mà ngày mai không nhớ nổi". Nếu không được sang Mỹ học, tôi không biết liệu tôi có thể thành công như bây giờ không?
Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi vào đại học💃 và chuyển đến nơi tôi đang sống bây giờ. Hiện tại tôi đã tốt nghiệp 3 năm và đang đi làm cho một công ty phần mềm lớn của tiểu bang.
Tôi cho rằng nền giáo dục của Việt Nam tốt thì có, nhưng mà kém thì cũng rất kém. Xi♎n lỗi nếu như tôi làm phật ý các độc giả làm trong ngành giáo dục. Nhưng cái sai thì phải nói ra để sửa đổi. Giáo dục Việt Nam còn tồn tại nhiều quan điểm sai lầm, đặt mục tiêu sai lệch. Căn bệnh thành tích này làm sai lệch cả một thế hệ. Tôi chỉ mong tương lai sẽ thay đổi nhiều so với hồi tôi còn học ở Việt Nam.
>> Xem thêm: Áp lực học nặng nề cũng là bạo lực học đường
Hùng
Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục tại đây