Cựu bộ trưởng quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto ngày 20/10 tuyên thệ nhậm chứ🌃c Tổng thống thứ tám của quốc gia Đông Nam Á, tiếp quản quyền lực từ người tiền nhiệm Joko Widodo. Đây cũng là khoảnh khắc lịch sử khi Indonesia có Phó tổng thống trẻ nhất từ trước đến nay.
Cấp phó của ông Prabowo là Gibran Rakabuming Raka, 37 tuổi, con trai cả của cựu tổng thống Joko Widodo. Gibran thậm chí còn trẻ hơn Mohammad Hatta, phó tổng th𓂃ống đầu tiên của Indonesia, người nhậm chức ở tuổi 43.
Dù còn trẻ, Gibran đóng vai trò quan trọng tạo nên chiến thắng của Prabowo trong cuộc đua tổn💎g thống, sau khi giành được 58,6% phiếu bầu, đánh bại hai cặp đối thủ Anies Baswedan - Muhaimin Iskandar và Ganjar Pranowo - Mahfud MD ngay trong vòng bỏ phiếu thứ nhất.
Đà thăng tiến của Gibran lên chức Phó tổng thống thực sự vượt ngoài mong đợi, vì người đàn ông này từng khôn𒈔g quan tâm đ🍎ến chính trị. Ông tham gia chính trường ba năm trước, với tư cách thị trưởng một thành phố nhỏ và cũng không nghĩ rằng sẽ có ngày mình bước chân lên vị trí cao như vậy.
Thời điểm ông Joko Widodo nhậm chức lần đầu năm 2014, Gibran, khi đó 27 tuổi, dành phần lớn cuộc đời ngoài ánh đèn chính trị và "không muốn bố tham gia chính trường", theo Andi Widjajanto, cựu cố vấn cấp cao của ông Widodo. Gibran🌄 có mặt trong lễ nhậm chức của bố vì nghe lời bà nội.
Gibran tốt nghiệp cử nhân Viện Quản Lý Phát triển ꩲSingapore năm 2007, s𝔍au đó tiếp tục học ngành khác và tốt nghiệp Đại học Công nghệ Sydney ở Australia năm 2010.
Sau khi bố đắc cử tổng thống, Gibran dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, thành lập côn𒐪g ty cung cấp dịch vụ ăn uống Chilli Pari. Sau đó, anh mở tiếp Markobar, chuỗi cửa hàng bánh ngọt hiện có hơn 33 cơ sở khắp Indonesia.
Hoạt động kinh doanh của Gibran tiếp tục mở rộng, hợp tác với đầu ✨bếp nổi tiếng Arnold Poernomo thành lập công ty khởi nghiệp bán cơ🗹m hộp kiểu Indonesia. Gibran cũng là người sáng lập ứng dụng tìm kiếm việc làm Kerjaholic.
Trong suốt thời gian khởi nghiệp, Gibran khẳng định không hưởng bất kỳ đặc quyền nào nhờ địa vị con trai tổng thống, nhiều lần nhấn mạnh không muốn tham gia chính trường để t♕ránh xung đột lợi ích. Tuy nhiên, bước ngoặt xuất hiện năm 2020, khi ông Widodo thúc giục con trai ứng cử chức thị trưởng 🌠Surakarta, thành phố hơn 500.000 dân ở Trung Java.
Ban đầu, Gibran không quan tâm đến ý tưởng của cha, cựu cố vấn Widjajanto nhớ lại. Nhưng Gibran sau đó thay đổi quan điểm, một phần nhờ tác động từ anh rể Bobby Nasution, người đang xây dựn🍒g hình ảnh nổi bật với tư cách là thị trưởng một thành phố khác.
Firman Noor, chuyên gia nghiên cứu chính trị tại trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia, cho hay giới quan sát ban đầu không đánh giá cao Gibran. Noor nhận xét điểm yếu của anh là không có kỹ năng vꦡận động chính trị và kết nối với người dân giống như▨ ông Widodo.
Cố vấn của ông Widodo khi đó từng nh🅘ắc nhở tổng thống rằng Gibran thiếu kỹ năng giao tiếp trên chính trường. Tuy nhiên, là người sinh ra và lớn lên ở Surakarta, từng làm thị trưởng thành phố từ năm 2005 tới 2012, ông Widodo tin rằng vị trí này sẽ giúp con trai rèn giũa kinh nghiệm chính trường.
Gibran nghe lời cha, ra tranh cử ghế thị trưởng và giành chiến thắng với tư cách là ứng viên đảng Dân chủ Đấu tranh (PDI-P), đảng đã giúp ông W൲idodo đắ൲c cử.
Bước ngoặt tiếp theo với Gibran là việc nhận lời làm phó tướng cho Prabowo, ứng viên tổng thống của đảng Gerindra, người từ𓃲ng 7 lần ngỏ lời mời Gibran gia nhập liên minh tranh cử từ tháng 1/2023. Sự tham gia của Gibran dường như đã đem lại lợi thế cho Prabowo trong thời điểm những người ủng hộ ông W🤪idodo đang phân vân nên ủng hộ Prabowo hay ứng viên Ganjar Pranowo của đảng PDI-P.
Budiman Sudjatmiko, cựu thành viên PDI-P, người ủng hộ trun🌜g thành của ông Widodo, đã chuyển sang ủng hộ Prabowo khi ông chọn Gibran làm ứng viên phó tổng thống.
Theo Budiman, Prabowo ưu tiên củng cố lĩnh vực IT ở Indonesia, cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ tạo điều kiện vay vốn cho các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số. Kỹ năng sử 🃏dụng mạng xã hội của Gibran phù hợp 🃏với chương trình nghị sự này.
"Ở Surakarta, tinh thần làm việc của Gibran đại diện cho cách tiếp cận quản trị hành chính mới, 🎀kết hợp với các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở thanh niên", Budiman ▨nói.
Trong thời gian Gibran giữ chức thị trưởng Surakarta, tỷ lệ ủng hộ ông năm 2021 tăng 🥂lên gần 80%. Wasisto Raharjo Jati, đồng nghiệp của Noor, nhận định điều này có được nhờ thành công của Gibran trong nỗ lực thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng ở Surakarta như cầu vượt, cả♉i tạo chợ và công viên truyền thống.
Thị trưởng trẻ tuổi thường xuyên trả lời ý kiến của người dân trên mạng xã hội, từ các vấn đề như ổཧ gà trên đường cho tới mâu thuẫn chỗ đỗ xe ở khu chung cư. Tài khoản mạng xã hội X của Gibran có tới 1,2 triệu người theo dõi. Điểm nổi bật trong phong cách trò chuyện thường ngày của Gibran là ngắn gọn và súc tích, biết cách sử dụng biểu tượng cảm xúc phù hợp.
"Gibran tự quản lý tài khoản mạn🙈g xã hội mà không cần dựa vào đội ngũ t꧅rợ lý như phần lớn chính trị gia ở Indonesia. Điều này khiến ông ấy khác hẳn những ứng viên phó tổng thống khác", Wasisto lưu ý.
Đây cũng là ưu thế của Gibran khi có tới 167 triệu người Indonesia sử💦 dụng mạng xã hội, chiếm 60,4% dân số. Năm 2024, cử tri trẻ chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò, với 66,8 triệu người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ (33,6%) và 46,8 triệu người thuộc thế𓆉 hệ Gen Z (22,85%).
Gibran chiếm đượ🧔c cảm tình của phần lớn cử tri thuộc hai thế hệ này. Hình ảnh ꧑ông dọn dẹp văn phòng thị trưởng hồi đầu năm được chia sẻ khắp mạng xã hội, cùng nhiều bình luận về đồ chơi và tượng mà ông trưng bày.
"Gen Z thích những thứ này", Emil, người từng làm c🅘ố vấn cho ông Gibran, nói. "H🦩ọ nhìn ông ấy và nghĩ, 'người này giống tôi'".
Kinh nghiệm rèn giũa trong thời gian làm thị trưởng của Gibran cũng phát huy kết quả. Đa số các nhà quan s𒉰át đánh giá ông đã thể hiện tốt trước hai đối ꦗthủ giàu kinh nghiệm trong các màn tranh luận phó tổng thống trên truyền hình năm nay.
"Ô♌ng ấy không nói nhiều, nhưng là ng🔴ười biết lắng nghe", cựu phó thống đốc tỉnh Đông Java Emil Dardak, thành viên trong nhóm cố vấn của Gibran, nói. "Ông ấy lắng nghe, suy ngẫm rồi mới ra quyết định".
Hồng Hạnh (Theo Reuters, Jakarta Post, Rappler)