Tira Vanictheeramont là một nhà sưu tầm tranh người Thái. Chính tranh của Tô Ngọc Vân đã khiến Tira nung nấu ý định sưu tầm tranh Việt Nam. Ông kể: "Tôi từng xuất bản cuốn Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, trong sách có giới thiệu 3 tác phẩm của Tô Ngọc Vân từ sưu tập của họa sĩ Phan Kế An. Khi tôi hỏi mua thì ông 🃏Phan Kế An trả lời: 'Cả ba bức tranh đó đều là bảo vật quốc gia, không tìm thấy ở nơi nào'. Từ đó tôi nung nấu ý định sở hữu được bất cứ tác phẩm nào của Tô Ngọc Vân".
Phải đến cuối năm 2012 ông Tira mới được biết đến những ký họa của Tô Ngọc Vân và mất gần 4 tháng thương thảo và thuyết✅ phục ông Tô Ngọc Thành (con trai họa sĩ Tô Ngọc Vân) để sở hữu các tác phẩm đó, với cam kết sẽ bảo tồn và giới thiệu tới các thế hệ mai sau.
Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng được ông Tira nhờ thực hiện một cuốn sách về các bức ký của danh họa Việt Nam. Được tiếp xúc với khối tác phẩm quý đó, Phan Cẩm Thượng bị lôi cuốn vào những bức tranh nhỏ vẽ bằng bút sắt và bút chì. Ông bắt tay vào thực hiện một cuốn sách về các ký họa này, và mất một năm để cho ra đời Tô Ngọc Vân, tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906 - 1954.
Cuốn sách tập hợp các bức ký họa của Tô Ngọc Vân, kèm theo mỗi câu chuyện là những t🅰hông tin quý giá. Với sự giúp sứ🧔c thu thập tư liệu của Phan Tường Linh và Nguyễn Hoàng Yến, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng đã phân tích kỹ các bức ký họa của Tô Ngọc Vân. Đằng sau mỗi bức vẽ không chỉ là nét vẽ, là phong cách nghệ thuật, mà còn là những câu chuyện lịch sử. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng chia sẻ về quá trình làm sách: "Khi bắt tay vào công việc, trước tiên tôi nghiên cứu kỹ 380 bức tranh trong bộ sưu tập, cùng với các tài liệu, ghi chép, thư từ của Tô Ngọc Vân để lại. Tiếp xúc với các tư liệu đó, tôi thấy phải mất 10 năm để nghiên cứu kỹ càng để sau này không phải ân hận. Nhưng tôi chỉ có một năm, vì thế, cái gì đã được, cái gì còn chưa xong thì tôi cứ để tồn nghi ở đấy".
Các bức tranh được xuất hiện trong sách theo trình tự thời gian ra đời. Lật giở các trang sách có thể thấy được từng bước chân nghệ thuật của Tô Ngọc Vân. Trong cuốn sách có cả những bức tranh vẽ ở buổi đầu đến với 🃏hội họa, khi Tô Ngọc Vân còn là sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, những ký họa về các cô người mẫu, phụ nữ thị thành cũng xuất hiện. Rไồi theo bước chân Tô Ngọc Vân - cũng là bước chân của các văn nghệ sĩ kháng chiến, các bức ký họa được ra đời, chia theo các thời kỳ: Sơ tán ở Sơn Tây, Chạy tản cư, Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, Tù binh Pháp, Cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên...
Là người nghiên cứu kỹ các ký họa của Tô Ngọc Vân, ông Phan Cẩm Thượng nhận định: 'Tr🦋ong rất nhiều văn nghệ sĩ đi kháng chiến, thì người phản ánh được rõ số phận của dân tộc lại là một họa sĩ, và phản ánh một cách toàn diện, cho đến chi tiết nhất về xã hội, cảnh vật, thời sự và con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp... Tiếc là ông Tô Ngọc Vân không sống dài hơn, để xây dựng những bức tranh ấy thành những tác phẩm về cuộc kháng chiến của dân tộc. Sự trưởng thành của một người nghệ sĩ đối với dân tộc mình không cần quá nhiều phương tiện, cái chính là suy nghĩ về dân tộc như thế nào, sự gắn bó với dân tộc ra sao".
Giáo sư Nora A.Taylor từ Học viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ nhận định về nghệ thuật trong những bức ký họa của Tô Ngọc Vân: "Là một nghệ sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, Tô Ngọc Vân luôn khuyến khích các đồng nghiệp sử dụ🐼ng kỹ năng để làm nên cuộc cách tân thị giác trong nước. Các bức ký họa của Tô Ngọc Vân cho thấy khía cạnh con người trong cuộc cách tân đó. Những đường nét tao nhã, tinh tế nhưng không quá bóng bẩy. Phong cách hội họa của ông tạo ra chuẩn mực màu sắc cho các thế hệ sau noi theo".
Bà Nora cũng đánh giá cao về cꦜông trình nghiên cứu của Phan Cẩm Thượng, bà cho rằng đây là một biên soạn đóng góp nhiều thông tin giá trị, và góp phần khẳng định vị trí của Tô Ngọc Vân trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Hiền Đỗ