Sáng 6/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nh🐲à nước tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh.
Tới dự buổi lễ có PGS.TS. Lưu Khánh Thơ - em gái Lưu Quang Vũ - cùng gia đình; NSND, họa sĩ Doãn Châu (người thiết kế mỹ thuật🔯 rất nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ - người đã có mặt chứng kiến những giây phút cuối cùng trong cuộc đời của cặ🐬p vợ chồng nổi tiếng); Nhà phê bình văn học, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên; Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Cục; Đại diện Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Khối tài liệu gồm toàn ꦓbộ bản thảo viết tay kịch cũng như sách, thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Đặc biệt phải kể đến những cuốn nhật ký và hồi ký về cuộc đời của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ.
Ông Vũ Xuân Hưởng - Giámℱ đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia III - cho biết, khối tài liệu này góp phần làm phong phú thêm cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam, đồng thời là cơ sở để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, giúp bạn đọc hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp hai nhà viết kịch - nhà thơ tài hoa của văn học Việt Nam. Số di sản này, sau khi được gia đình tặng và đưa vào Lưu trữ Quốc gia, đã được khử trùng, phân loại theo từng lĩnh vực với mục lục thống kê đầy đủ, chi tiết về số lượng, thành phần, nội dung và thời gian, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, có thể đáp ứng kịp thời và thuận tiện mỗi khi có nhu cầu nghiên cứu, sử dụng.
PGS.TS. Lưu Khánh Thơ chia sẻ: "Rất khó khăn cho chúng tôi khi đưa ra quyết định trao tài liệu vào trung tâm, vì những kỷ vật đã là phần máu thịt thân thuộc của gia đình. Tuy nhiên, sau một𓆏 thời gian suy nghĩ, tôi thấy tài liệu không chỉ là của anh chị tôi mà còn là của Nhà nước, là di sản quốc gia. Chúng tôi tin Trung tâm Lưu trữ quốc gia III với trang thiết bị hiện đại và cách xử lý tài liệu khoa học sẽ là nơi an toàn nhất có thể bảo quản vĩnh viễn tài liệu của anh chị tôi".
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên phát biểu: "Tài liệu của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh kh꧟ông còn là tài liệu cá nhân mà là tài sản của quốc gia. Anh chị đã mất nhưng những tài liệu còn sống mãi với chúng ta". Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bày tỏ sự trân trọng công việc thầm lặng nhưꦆng ý nghĩa của những cán bộ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. "Tôi thực sự biết ơn các anh chị đã bảo quản tài liệu của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và nhiều cá nhân tiêu biểu khác. Tôi hứa sẽ quan tâm hơn tới công tác văn thư lưu trữ và sẽ cố gắng hết sức trong công tác sưu tầm, thu thập tài liệu quý của các cá nhân tiêu biểu, có cống hiến trên nhiều lĩnh vực".
Cũng tại buổi lễ, Trung tâm đã trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Lưu trữ cho b𝕴à Lưu Khánh Thơ bởi những đóng góp thiết th𒆙ực cho công tác lưu trữ.
Lưu Quang Vũ được coi là một kịch gia thiên tài, với khối lượng kịch bản đồ sộ khi còn sống. Trong khoảng thời gian 10 năm, Lưu Quang Vũ đã sáng tác hơn 50 vở kịch, được đánh giá là "nhà viết kịch xuất sắc 𒈔của thời kỳ hiện đại". Kỳ hội diễn sân khấu năm 1985, Lưu Quang Vũ có 8 vở tham gia thì 6 vở được Huy chương vàng, 2 vở được Huy chương bạc. Những vở kịch để đời của Lưu Quang Vũ là "Sống mãi tuổi 17", "Tôi và chúng ta", "Hồn Trương Ba da hàng thịt"... Bên cạnh đó, ông còn viết thơ, truyện ngắn và là tác giả của hàng tr⛦ăm bài báo lớn nhỏ khác.
Xuân Quỳnh là người có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và các tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh cũng nổi tiếng với các tập thơ "Tự hát", "Lời ru trên mặt đất", "Sân ga chiều em đi", "Hoa cỏ may" cùng hàng loạt tập thơ, truyện dành cho thiếu nhi. Cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của hai người đã trở thành một "hiện tượng" trong giới văn nghệ.
Cũng theo ông Vũ Xuân Hưởng, trung tâm đang lưu trữ khối tài liệu, bản thảo sáng tác, công trình nghiên cứu của gần 100 cá nhân tiê🍌u💙 biểu thuộc các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật.
Song Ngư