9 năm trước, ở tuổi 16, Heshan de Silva rời Kenya sang Mỹ với ước mơ vào Đại học. Khác biệt về văn hóa giữa hai nước quá lớn, Silva không thể theo kịp những người bạn lái Ferrari từ khi mới 18 tuổi. Vì thế, anh bắt đầu trốn học và chơi với đám bạn lêu lổng. "Tôi muốn nổi bật, thu hút sự chú ý của những người có Ferrari và nhập hội với họ", anh cho biết trên Business Beat.
Để phục vụ cho lối sống xa xỉ, Silva cần rất nhiều tiền. Anh nhanh chóng nhận ra mình có thể đánh đổi thời gian và trí tuệ để kiếm tiền bằng cách viết bài luận cho những người thích tiệc ♚t🐭ùng hơn đi học. "Họ không cần kết quả xuất sắc, chỉ cần điểm trung bình là được. Tôi nhận thấy cơ hội và đã tận dụng nó", anh nói. Chỉ trong một đêm, Silva có thể kiếm được hơn 500 USD và dùng số tiền đó để uống rượu, chơi bời.
Tuy nhiên, trong một phút tỉnh táo, Silva nhận ra mình đang đi ngược lại kỳ vọng của cha mẹ. "Tôi thấy mình thật vô dụng và khiến cha mẹ thất vọng. Có thời điểm, tôi đã muốn tự tử", anh nói. Sau đó, cha🦄 mẹ Silva đã sang tận nơi, đưa con trai về từ một trại cải tạo và cho anh theo học một trường khác ở Nam Phi.
Có một thời gian, Silva đi khắp các trung tâm cải tạo, chia sẻ kinh nghiệm và khích lệ tinh thần những người đã trải qua tình cảnh như anh. Chính trong lúc này, Silva gặp ba ngườiꦫ trẻ có ý tưởng bán bảo hiểm đi lại cho những hành khách đi xe bus đường dài. Loại bảo hiểm này được tích hợp trong vé xe bus, có giá 0,05 USD và có thể mua qua điện thoại. Sau đó, 4 người cùng thành lập công ty có tên VeꩵnCap. Silva khi ấy 18 tuổi, đầu tư 86 USD và nắm 20% cổ phần. "Chúng tôi tạo ra giá trị cho các hãng xe bus khi cả hành khách và cổ đông của hãng xe đều cảm thấy an toàn". Cuối năm đó, họ đã kiếm được 1,04 triệu USD.
Sau đó, Silva nhận ra cấp vốn cho các doanh nghiệp tiềm năng để đổi lấy cổ phần trong đó cũng là một cơ hội béo bở. Việc này đã thôi thúc anh thành lập Tập đoàn De Silva - công ty mẹ của quỹ DSGVenCap. Đ𒅌ến nay, DSGVenCap đã đầu tư vào 22.000 ý tưởng khởi nghiệp và tạo ra hơn 17.000 công ty. "Ở mỗi doanh nghiệp, cổ phần của tôi không bao giờ quá 40%. Tôi luôn đặt niềm tin vào họ", Silva cho biết.
Với tỷ lệ đầu tư thành công lên tới 70%, với 3 công ty được định giá trên 10 triệu USD, tài sản của Silva hiện được ước tính 11,5 triệu USD. Tuy nhiên, anh không muốn bị số tiền trên đánh lừa. "Nếu nghĩ quá nhiều về tiền bạc, bạn sẽ bị những con số nuốt chửng và rất khó 🌄vươn lên.▨ Tôi thì luôn có tham vọng vượt lên trên người khác. Mỗi ngày, tôi tự nhủ cần phải là người giỏi nhất và mình đang cạnh tranh với các công ty hàng đầu, như JPMorgan chẳng hạn", anh nói. Silva đã học được cách nhìn thấy cơ hội kinh doanh ở khắp mọi nơi và quan niệm chăm chỉ lao động chính là yếu tố phân biệt người thành công và thất bại.
Hiện Silva làm việc tới 18 tiếng mỗi ngày, 6 ngày một tuần. Anh cũng chưa quay ♈lại trường để lấy bằng, vì Silva chỉ coi đó như một tờ giấy. "Có lẽ bằng Đại học sẽ giúp bạn có giá hơn, nhất là khi đi xin việc. Nhưng coi đó là chìa khóa bảo đảm thành công thì thật buồn cười", anh nói.
Tạp chí Forbes đã chọn Silva vào danh sách Doanh nhân triển vọng nhất châu Phi năm nay. Năm ngoái, anh cũng thuộc top 10 người có tầm ảnh hưởng nhất châu lục. Silva cho rằng xuất thân của một người không thể quyết định số phận ⛎của người đó: "Hãy bắt đầu với những gì bạn có, làm việc chăm chỉ và bạn sẽ nhìn thấy thành công".
Hà Thu