Tôi sống ở nước ngoài nhiều năm và có doanh nghiệp riêng. Tại đây, khi một cá nhân muốn làm từ thiện, họ sẽ liên hệ với các tổ chức từ thiện đã được công nhận hợp pháp để quyên góp (có thể là tiền, hiện vật, thực phẩm tùy theo hình thức mà tổ 𝓡chức từ thiện đó chấp nhận). Sau đó, tùy theo yêu cầu của người quyên góp, tổ chức từ thiện này sẽ xuất giấy biên nhận, chứng nhận số tiền, hiện vật, hàn🅺g hóa mà cá nhân đó đã đóng góp.
Trong trường hợp không có yêu cầu cụ✨ thể, tổ chức từ thiện sẽ gửi biên lai một lần cho cá nhân đó vào cuối năm. Biên lai đóng góp từ thiện xuất ra từ các tổ chức từ thiện hợp pháp sẽ được sở Thuế miễn giảm phần thuế thu nhập cá nhân tương ứng.
Có thể nói, tổ chức từ thiện bên này có cơ chế hoạt động như một công ty bình thường, chỉ khác là dưới sự giám sát chặt chẽ từ sở Thuế địa phương. Hàng tháng, họ phải thông báo tổng số tiền, hiện vật, thực phẩm... đã thu nhận được từ các cá nhân, tổ chức đóng góp. Số này phải khớp với số liệu trên biên lai xuất ra. Ngoài ra, khi tổ chức từ thiện chi tiền đóng góp cho một việc cụ thể nào đó, họ phải thông báo với sở Thuế và đồng thời,✱ được tổ chức nhận đóng góp xuất biên lℱai xác nhận số tiền, hiện vật, hàng hóa.
Hàng quý và hàng năm, báo cáo tài chính của các tổ chức từ thiện phải được kiểm toán độc lập bởi một công ty kiểm toán hợp pháp trước khi nộp lên sở Thuế. Ngoài ra, danh sách nhân viên, bảng trả tiền lương, chi phí hoạt động đều phải được đăng ký và phải nằm trong giới hạn cho phép của sở Thuế để tránh tình trạng trục lợi cá nhân.
Còn với những cá nhân muốn tự gây quỹ, họ sẽ sử dụng các hình thức trực tuyến, ví dụ như thông qua một vài trang web. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc quyên góp qua hình thức này, họ không phải báo cáo và người quyên góp cũng không có bất cứ quyền lợi gì về thuế vụ, vì sở Thuế không công nhận hình thức này là đóng góp từ🐈 thiện.
Vậy, nếu cá nhân nổi tiếng muốn làm từ thiện thì sao? Thông thường, cá nhân nổi tiếng sẽ thành lập một quỹ từ thiện ಞriêng và điều hành hoạt động như một công ty theo mô hình ở trên. Tiêu biểu cho hình thức này là quỹ Melinda Gates của ông bà Bill Gates và Melinda. Trường hợ𝓡p cá nhân nổi tiếng muốn kêu gọi quyên góp nhưng không có quỹ riêng, họ sẽ liên hệ với một tổ chức từ thiện và tổ chức từ thiện này sẽ đứng ra chấp nhận quyên góp dưới danh nghĩa của cá nhân nổi tiếng đó.
Nói chung, người dân bên này làm từ thiện thông qua các tổ chức hợp pháp, tiêu biểu như Hội Chữ thập đỏ. Họ sẽ không quyên góp vào bất cứ quỹ nào do cá nhân kêu gọi, lại càng không chuyển vào tài khoản cá nhân riêng lẻ🀅, trừ trườn﷽g hợp những quyên góp nhỏ lẻ và không cần biên lai. Số tiền họ dùng làm từ thiện sẽ được sở Thuế ghi nhận và được khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ các tổ chức từ thiện bên này cũng khá tốt. Từ việc đăng ký thành lập đến hoạt động đều được các cơ quan chức năng hướng dẫn rất nhanh chóng và cụ thể. Chi phí hoạt động liên quan đến các💞 loại ph🧸í đều được miễn giảm tối đa nhằm tạo điều kiện để tổ chức thực hiện tốt việc quyên góp.
Tương tự, khi chi tiền cho các dự án hoặc công việc từ thiện, các tổ chức này công khai minh bạch tổng số tiền, hàng hóa... đã chi ra trên🦄 cổng thông tin điện tử. Chính🦩 điều này càng làm tăng uy tín của tổ chức từ thiện, giúp việc kêu gọi quyên góp dễ dàng hơn cho các dự án tương lai.
Hy vọng các cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện ở ♏Việt Nam sớm học hỏi và chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện của mình, tránh những vụ việc lùm xùm liên quan đến minh bạch từ thiện như của một số nghệ sĩ nổi tiếng thời gian qua.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.