Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Tỷ lệ bệnh lý về khớp đang tăng dần và ngày càn♏g trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân lão hóa, các yếu tố khác như công việc, lao động thể lực, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt (ít vận động hoặc vận động quá mức, tư thế vận động, thậm chí nghỉ ngơi không thích hợp...) cũng làm tổn thương sụn và gây ra các bệnh cho khớp.
Đặc biệt, sự꧙ thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, khi ẩm ướt như hiện nay lại càng khiến số người mắc bệnh khớp gia tăng. Hơn nữa, thói quen lười vận động, ăn uống nhiều, “dư âm” từ các dịp lễ, tết càng góp phần làm bệnh nặng thêm.
Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh có thể bị biến chứng thoái hóa sụn làm biến dạ🌠ng khớp và mô xung quanh, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, thống kê chưa đầy đủ cho thấy Việt Nam có tới 30ও% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80, bị thoái hóa khớp. Hiện nay, không hiếm bệnh nhân trẻ tuổi phải thay khớp với chi phí trung bình một khớp 100 triệu🦩 đồng. Sau thời gian sử dụng 10-15 năm, khớp nhân tạo cần được thay mới với chi phí tăng gấp đôi. Các khớp có thể thay để cứu bệnh nhân khỏi tàn phế cũng chỉ thực hiện được trên một số nơi ở gối, chỏm xương đùi, ngón tay...
Là một trong những tác nhân gây hàng đầu tàn phế cho con người nhưng thoái hóa khớp thường bắt đầu với những biểu hiện không mấy trầm trọng như đau nhức một hoặc nhiều khớp từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng 🌼qua vào buổi sáng... Do đó, việc ngăn ngừa, thăm khám cũng như tư vấn kịp thời nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh khớp là điều cần thiết.
Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về khớp và các bệnh lý liên quan đến khớp, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội và Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Thi Phương TP HCM sẽ trả lời các câu hỏi xin tư vấn của độc giả tại đây
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, nguyên Trưജởng khoa Cơ Xương khớp Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội; Giảng viên cao cấp Bộ môn Nội Tổng hợp Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bà còn là Phó chủ tịch th𒊎ường trực kiêm Tổng thư ký hội Thấp Khớp học Việt Nam.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư từng đảm nhận chức Phó chủ nhiệm bộ môn Nội tổng quát, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM và Trưởng khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà có khoảng 30 đề tài nghiên cứ🌠u khoa học về bệnh xương khớp.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngౠọc là giảng viên Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Y khoa số một Sechenov, Matxcơva, Nga. Ông đã chủ trì 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ 𓄧sở và công bố 51 bài báo khoa học. Ngoài tham gia khám chữa bệnh, giảng dạy, ông cũng tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe trên vô tuyến truyền hình Trung ương và Hà Nội.
Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh công tác tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nguyễn Tri P💖hương TP HCM và Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ngoài khám chữa bệnh, ông còn là giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM; Phó chủ tịch Hội Y học Thể thao và Nội soi khớp Đông Nam Á.
Phương Thảo