VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 22/11/2024

Em mới chuyển phôi thất bại. Phôi em chuyển là phôi ngày 5 loại một, đã sàng lọc đủ rồi, có beta nhưng lại sinh hoá. Sau chuyển phôi em không dám làm gì, chỉ ở trong phòng suốt, đi lại từ dưới nhà lên cầu thang thôi mà lại bị như vậy, trong khi các kết quả nội tiết khác đều ổn định. Mong ...

Lê Minh Trang, 32 tuổi, Hải Dương

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

🏅Thứ nhất cần phải hiểu rõ về sàng lọc phôi. Phôi thường được nuôi ở trong tủ nuôi cấy khoảng 5 ngày, khi đó mỗi phôi có hàng trăm tế bào được phân chia từ 1 tế bào ban đầu là hợp tử (do trứng và tinh trùng thụ tinh tạo thành). Khi đó các tế bào sẽ là giống hệt nhau. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, có thể có các đột biến phát sinh, dẫn tới có thể có các nhóm tế bào bình thường và bất thường trong cùng 1 phôi. Khi này người ta gọi là phôi thể khảm. Loại này không nhiều, phần lớn các phôi nếu sàng lọc bình thường thì các tế bào đều bình thường.

🎀Bên cạnh đó, sàng lọc chỉ phát hiện những bất thường lớn, như là lệch bội (thừa hoặc thiếu NST), các bất thường nhỏ ở mức độ gene là không phát hiện được. Do vậy, khi chuyển phôi vẫn có trường hợp không đậu thai hoặc bị sinh hóa, bị lưu, bị dị tật.

꧑Quá trình thăm khám thai kỳ có sàng lọc phôi cần làm các thăm khám sàng lọc trước sinh gần như 1 trường hợp thai tự nhiên. Thực tế trong 3 tháng đầu có thể có tác động từ bên ngoài (bệnh lý người mẹ hoặc do môi trường ngoài) khiến phát sinh đột biến hoặc gây chết thai (ví dụ bệnh rubella). Vậy nguyên nhân thai sinh hóa ở đây là không giải thích được.

꧒Người chuyển phôi đã sàng lọc thì chỉ ít nguy cơ bị thai dị tật và hỏng thai hơn thôi. Đối với các hoạt động sau chuyển phôi thì hiện nay không yêu cầu bệnh nhân phải kiêng khem.

ꦚBệnh nhân hoàn toàn có thể vận động đi lại nhẹ nhàng bình thường, làm việc bình thường. Chỉ cần tránh các hoạt động căng thẳng, nguy hiểm (làm việc gắng sức, stress...). Kiêng khem quá mức như bạn đôi khi có thể không có lợi, việc lúc nào cũng phải để ý những thứ rất nhỏ không cần thiết sẽ khiến cơ thể dễ stress, lo lắng, việc nằm im 1 chỗ dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tuần hoàn, hô hấp kém. Không có lợi cho sức khỏe chung.

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

𝐆Em chuyển phôi thất bại nhiều lần. Có làm hết xét nghiệm, siêu âm bơm nước đầy đủ nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Em mới nội soi buồng tử cung thì phát hiện polyp 5x5 mm và tử cung hai sừng dạng nhẹ. Đó có phải là nguyên nhân thất bại của em không ạ?

Ngô Thị Quyên, 28 tuổi, Ninh Bình

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

꧑Thất bại chuyển phôi nhiều lần hay thất bại làm tổ nhiều lần đang là vấn đề quan tâm của cả bệnh nhân và các chuyên gia. Trong quá trình làm IVF thì bệnh nhân thường được thăm khám để phát hiện các nguyên nhân thường gặp. Khi bị thất bại làm tổ nhiều lần thì các bác sĩ sẽ tập trung tìm các nguyên nhân ít gặp, theo một trình tự phù hợp.

✃Các nguyên nhân thất bại có thể do phôi bất thường (chiếm phần lớn nguyên nhân), có thể do niêm mạc bất thường (ít hơn) và có thể do bệnh lý toàn thân hiếm gặp. Đôi khi có thể không tìm được nguyên nhân.

൲Bạn đã được các bác sĩ thăm khám và phát hiện có bất thường ở buồng tử cung, đó là polyp buồng tử cung, có thể đây là nguyên nhân gây thất bại, điều này không chắc chắn, có thể nó là nguyên nhân kết hợp với nguyên nhân khác. Việc tiếp theo bạn sẽ cân nhắc chuyển phôi tiếp hoặc kết hợp sàng lọc phôi để tìm ra phôi bình thường. Nếu còn thất bại nữa thì sẽ làm thêm các thăm khám khác nữa như là sinh thiết niêm mạc, ERA test, sử dụng các liệu pháp hỗ trợ như huyết tương giàu tiểu cầu...

Thân mến và chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tư vấn hiếm muộn
 
 

Tháng trước em đi chụp tử cung vòi trứng, được chẩn đoán tắc hai bên vòi trứng. Bác sĩ kê đơn thuốc nội tiết và bổ trứng về uống để ra tết làm IVF. Nhưng vừa rồi em bị ra kinh rất ít, nhưng lại kéo dài cả tuần vẫn chưa hết, trước đây em chỉ bị ba hôm là sạch. Có phải do em ...

Bùi Thị Thảo, 27 tuổi, Nam Định

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

ಞHiện tại bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do có thai ra máu, vì người ta thấy sau chụp tử cung vòi trứng dễ có thai hơn. Khi có thai mà bị ra máu thì cẩn thận với dọa sảy thai hay bệnh lý nguy hiểm đó là chửa ngoài tử cung. Nếu không phải do có thai thì có thể do rối loạn nội tiết.

൩Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như bệnh lý nội tiết, do stress, do dùng thuốc... Ngoài ra, có thể do nhiễm trùng sau chụp, thường sẽ ra máu hồng, dịch âm đạo hôi và đau bụng. Để biết nguyên nhân và cách điều trị thì chỉ có thể đến khám mới có thể xác định rõ. Để trả lời câu hỏi có thể làm được IVF luôn không thì bạn cân nhắc tìm và điều trị nguyên nhân trước.

Tư vấn hiếm muộn
 
 

𝓰Em bị rối loạn phóng noãn, đa nang buồng trứng và đang điều trị viêm phụ khoa. Em tính sau tết đi kiểm tra lại để làm hỗ trợ sinh sản. Nếu em khỏi viêm thì nên làm IUI hay IVF thưa bác sĩ?

Lê Mỹ Linh, 27 tuổi, Lạng Sơn

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

𝔉IUI là lựa chọn đầu tay đối với hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Lý do là khi làm IUI bác sĩ sẽ dùng thuốc kích thích buồng trứng, kiểm soát sự phát triển nang trứng qua siêu âm, chủ động cho trứng rụng và bơm tinh trùng vào đúng thời điểm. Bên cạnh đó tinh trùng sẽ được lọc rửa và cô đặc lại để bơm vào tử cung, giúp tăng khả năng đậu thai.

🃏Tuy nhiên, để đánh giá bạn có phù hợp làm IUI không thì phải đánh giá khả năng sinh sản của cả hai vợ chồng, gồm tử cung có bình thường không, vòi trứng có thông không, có bệnh lý gì toàn thân không, đặc biệt tiểu đường hay gặp ở PCOS, tinh trùng của chồng có tốt không. Bệnh nhân PCOS có thể làm IUI 3-6 chu kỳ, nếu không được thì chuyển qua làm IVF.


Tư vấn hiếm muộn
 
 

Em chuyển phôi hai lần năm 2019, một lần không có beta, một lần beta thấp rồi tụt. Vì hai năm vừa rồi dịch bệnh nên em cũng nghỉ ngơi và đang định làm tiếp. Em năm nay 33 tuổi, kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, đến kỳ kinh đau bụng nhưng khi kiểm tra nội tiết thì không có vấn đề phụ khoa ...

Nguyễn Phương Trang, 29 tuổi, Hà Nội

Niêm mạc tử cung của em mỏng 3,4 thì có cần phải điều trị làm tăng độ dày trước chuyển phôi không, nếu điều trị thì có phương pháp gì và mất bao nhiêu lâu thưa bác sĩ. Em rất muốn chuyển phôi luôn vì mong con 7 năm rồi. Em làm IVF ba năm nay thì chất lượng trứng không tốt, lúc chọc hút ...

Trần Thị Phương Khánh, 30 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

꧂Chào bạn. Niêm mạc tử cung mỏng (NMTC) là vấn đề thách thức của hỗ trợ sinh sản, do hiện nay chưa có phương án tối ưu để điều trị. NMTC mỏng có thể liên quan đến tỉ lệ đậu thai thấp và tăng các biến cố thai kì như sảy thai, dọa sảy thai... Do đó việc chuẩn bị niêm mạc để có được NMTC tốt là việc rất quan trọng trước khi chuyển phôi.

♓Tại IVFTA chúng tôi áp dụng nhiều chiến lược khác nhau cho các bệnh nhân có NMTC mỏng, nổi bật trong số đó là phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân PRP, đã giúp rất nhiều bệnh nhân đạt được độ dày NMTC phù hợp trước khi chuyển phôi.

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

⭕Trường hợp của em bị niêm mạc tử cung dày 21mm, chuẩn bị chuyển phôi và được tư vấn nạo niêm mạc rồi chuyển phôi. Nhưng em thấy hơi nguy hiểm vì chỉ thấy mọi người điều trị niêm mạc mỏng thôi, nhờ các bác sĩ giải đáp giúp em.

Trần Thị Bích, 28 tuổi, Quảng Ninh

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Phần lớn độ dày niêm mạc tử cung khi dày nhất ở phụ nữ bình thường dao động trong khoảng 8-14 mm. Do đó, với các giá trị độ dày niêm mạc tử cung ngoài khoảng tối ưu này, các bác sĩ thường sẽ đi tìm nguyên nhân bất thường nếu có. Trong trường hợp niêm mạc tử cung dày, một số tình trạng bệnh lý phổ biến là: tăng sinh niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung... Do đó sau khi siêu âm để định hướng chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết hoặc nạo niêm mạc tử cung để làm xét nghiệm. Phần lớn bệnh nhân sau khi lấy niêm mạc tử cung nhận xét đây là một thủ thuật đơn giản, ít đau, thực hiện nhanh và người bệnh có thể ra về được sau thủ thuật 10-30 phút

🦂 Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!


Tư vấn hiếm muộn
 
 

Em đã IVF 4 lần, ba lần không lên beta, một lần thì thai lưu. Năm vừa rồi em có nghỉ ngơi để khỏe hẳn và cũng một phần do dịch không lên Hà Nội được. Em mới đi khám thì được bác sĩ chỉ định canh niêm mạc tự nhiên. 4 lần trước em đều dùng thuốc mà lần này lại canh niêm mạc ...

Lê Mỹ Yến, 36 tuổi, Bắc Giang

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

🅠Chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi trữ có nhiều phác đồ khác nhau, mục đích chính là để niêm mạc tử cung (NMTC) phát triển đồng bộ với phôi sau khi chuyển phôi. Chuẩn bị niêm mạc chu kỳ tự nhiên là hình thức dựa vào đặc điểm chu kỳ kinh của người phụ nữ bình thường sẽ có nang noãn phát triển, đi kèm với đó NMTC sẽ phát triển theo, và các bác sĩ sẽ dựa vào đó để căn thời điểm niêm mạc tử cung thuận lợi cho việc chuyển phôi. Gần đây, có nhiều nghiên cứu cho thấy chuẩn bị niêm mạc bằng chu kỳ tự nhiên có nhiều ưu điểm như: ít sử dụng thuốc, thai kỳ an toàn hơn....

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

൩Em bị buồng trứng đa nang, vô kinh nên không theo được chu kỳ, chồng em thì tinh trùng dị dạng 98%. Em đã uống rất nhiều thuốc cả tây y và đông y nhưng đều không có tác dụng gì. Em có ý định làm IVF thì cần chuẩn bị những gì ạ?

Đỗ Thị Hà, 32 tuổi, Sơn La

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

♛Buồng trứng đa nang là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ hiếm muộn. Bênh cạnh việc gây rối loạn phóng noãn (hay còn gọi là rối loạn rụng trứng) thì những phụ nữ buồng trứng đa nang có thể mắc các bệnh rối loạn chuyến hóa đi kèm như đái tháo đường, tăng lipid máu...Chúng tôi khuyên bạn nhịn ăn sáng và đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ dựa và thăm khám và tầm soát các rối loạn chuyển hóa nếu có, tư vấn thay đổi lối sống cũng như các can thiệp cần thiết trước khi thực hiện hỗ trợ sinh sản.

🍒Về phía chồng chị, chúng tôi mong muốn được đánh giá toàn diện và cần thêm nhiều chỉ số khác ở tinh dịch đồ trước khi đưa ra hướng tư vấn có cần điều trị hay không, nếu tất cả các chỉ số đều tốt (ngoại trừ chỉ số tinh trùng dị dạng 98%) thì mẫu tinh trùng của chồng chị đủ điều kiện làm IVF.

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

Em tiêm proges và mới chuyển hai phôi ngày 5, tới ngày thứ 8 beta được 183,26; ngày 10 thì 208,86. Beta như vậy em có khả năng đậu thai không. Hai lần chuyển phôi trước của em thì một lần thai sinh hóa, một lần thai ngoài tử cung. Em kiểm tra thì chỉ bị niêm mạc mỏng như vẫn cố chuyển phôi ...

Bùi Thùy Linh, 38 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

🐟Với giá trị beta hCG như vậy thì chắc chắn là chị đã có thai. Thông thường, sau 2 ngày, giá trị beta hCG tăng khoảng gấp đôi, tức là có người tăng nhiều hơn 2 lần, nhưng cũng có người tăng ít hơn 2 lần. Trường hợp của chị, beta hCG tăng hơi chậm nên có thể gây ra tâm lý lo lắng, tuy nhiên cần nhấn mạnh đây không phải là chỉ số có nhiều ý nghĩa trong việc tiên lượng sự phát triển của thai. Chị cần tiếp tục theo dõi và tái khám theo lịch hẹn của bs để được tư vấn và điều trị.

🦹Về niêm mạc tử cung (NMTC) mỏng, đó có thể là một yếu tố không thuận lợi cho việc đậu thai và phát triển của thai, tuy nhiên chắc hẳn trước khi chuyển phôi bs đã thực hiện nhiều biện pháp để chị có NMTC phù hợp nhất trong khả năng để có thể chuyển phôi rồi, do đó chị không nên quá lo lắng. Độ dày NMTC chỉ là một yếu tố có liên quan đến kết cục sau chuyển phôi, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Mong chị yên tâm, tiếp tục duy trì đơn thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

ꦺVợ chồng em hiếm muộn 5 năm, khám bác sĩ bảo em bị tắc vòi trứng trái, cổ tử cung cao, khó mang thai. Em hiện 31 tuổi nên cũng muốn có con sớm, liệu vợ chồng em có thể thai tự nhiên được không hay phải làm IVF ạ?

Hồ Thị Thu, 31 tuổi, Phú Thọ

BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Xin chào bạn, xin cảm ơn câu hỏi của bạn!

Trường hợp của bạn bị tắc một vòi tử cung trái, nếu vòi tử cung còn lại thông và không còn nguyên nhân nào khác thì vẫn có thể có thai tự nhiên được. Tuy nhiên hai vợ chồng đã kết hôn 5 năm mà vẫn chưa có con thì hai vợ chồng nên đến thăm khám sớm để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng cụ thể để xác định xem còn có nguyên nhân nào khác gây khó khăn cho việc có thai. Đồng thời các bác sĩ sẽ đưa ra cho hai vợ chồng phương án điều trị cụ thể để xử lý các bất thường nếu có và phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như IUI hoặc IVF nếu cần.

♎ Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Tư vấn hiếm muộn
 
 

🧸Em bị tắc vòi trứng phải, còn buồng trứng trái bị đa nang. Chồng em tinh trùng hơi yếu, vậy tỷ lệ làm IUI có cao không ạ? Vợ chồng em hiếm muộn 5 năm rồi.

Nguyễn Thị Hồng Minh, 33 tuổi, Nghệ An

BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
💟 Trường hợp của hai vợ chồng bạn như bạn nói thì bạn bị tắc vòi tử cung phải và bị đa nang buồng trứng trái (có thể là buồng trứng trái nhiều nang) vì buồng trứng đa nang là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn liên quan đến vẫn đề chuyển hoá, có thể gây rối loạn phóng noãn và việc chẩn đoán buồng trứng đa nang ngoài tiêu chuẩn về siêu âm còn cần thêm các tiêu chuẩn về lâm sàng và cận lâm sàng khác nữa.

🥀Do đó bạn nên đến thăm khám để xác định chính xác tình trạng của mình. trong trường hợp bạn có hội chứng buồng trứng đa nang thực sự thì bạn cũng không quá lo lắng, vì buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh có tiên lượng tốt nhất, tỉ lệ thành công khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI hoặc IVF với các trường hợp buồng trứng đa nang đều rất tốt. vợ chồng bạn hiếm muộn 5 năm rồi thì mong hai vợ chồng đến thăm khám sớm để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho 2 vợ chồng.

Tư vấn vô sinh hiếm muộn
 
 

🌠Em và vợ đều chưa tới 30 tuổi, hơn một năm vẫn chưa có con. Vợ em đi khám thì bị trứng lép. Giờ vợ chồng em phải làm sao đậu thai ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Khuong, 28 tuổi, Go Vap, TP HCM

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Xin chào vợ chồng anh chị, một cặp vợ chồng (người vợ < 35 tuổi) quan hệ đều đặn 2-3 lần/ tuần trong một năm mà chưa đậu thai thì được chẩn đoán vô sinh. Vì vậy, vợ chồng anh chị nên đến khám sớm với các bác sĩ hiếm muộn để được khám, xác định nguyên nhân và điều trị có thai. Mến chúc anh chị nhiều sức khỏe và may mắn trong cuộc sống.

ꩲ Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Vợ chồng em cưới nhau 6-7 năm rồi, ba lần có bầu nhưng đều lưu thai từ tuần thứ 7, 8. Khi siêu âm thì thấy có tim thai, tuần sau không thấy nữa. Vợ chồng đã đi khám bệnh viện sản lớn ở TP HCM, kết quả có bệnh đông máu (sau lần lưu thứ 2). Bác sĩ tư vấn bệnh đông máu không ...

Nguyễn Tuấn Thanh, 41 tuổi, Chế Lan Viên, Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

♛Mến chào anh, đầu tiên tôi rất chia sẻ với câu chuyện của vợ chồng anh chị. Thai ngưng phát triển trong giai đoạn sớm (quý I thai kỳ) có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do các bất thường nhiễm sắc thể của phôi thai.

🍨Thông tin anh cung cấp không rõ bệnh đông máu ở đây là bệnh gì, ai là người mang bệnh, có liên quan đến yếu tố di truyền hay không. Nếu bố và/hoặc mẹ mang gen gây bệnh đông máu, nguy cơ sinh con mang gen bệnh là có thể.

🐼Tuy nhiên, với những trường hợp có chỉ định thụ tinh ống nghiệm như vợ chồng anh chị, chúng tôi có thể thực hiện kỹ thuật sinh thiết phôi để sàng lọc các bệnh lý di truyền, chọn ra phôi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường để chuyển ngược vào buồng tử cung.

Với thời gian mong con kéo dài (6-7 năm), hai anh chị nên đi khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời. Khi đi khám với các bác sĩ hiếm muộn, anh nên mang theo toàn bộ hồ sơ và bệnh án liên quan đến tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng và các lần mang thai trước đây của chị nhà. Chúc anh chị nhiều sức khỏe và may mắn trong cuộc sống.

ꦬ Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

𒉰Tinh trùng bị vón cục (có hạt li ti như hạt gạo trong tinh dịch) có nghiêm trọng lắm không. Hiện tượng này có nguy cơ vô sinh không ạ?

Nguyễn Phương Chi, 27 tuổi, Quảng Ninh

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó Trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, trạng thái bình thường của tinh dịch là màu trắng đục, trắng ngà, vàng nhạt, trắng sữa, có thể lẫn các li ti lợn cợn cục vón như hạt gạo hay tép chanh, như thế đều là bình thường. Trạng thái quan sát như kể trên không phản ánh được khả năng sinh sản, mà muốn biết có khả năng sinh con hay không thì cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ, nội tiết tố máu và siêu âm bộ phận sinh dục.

🌊 Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Vợ chồng em cưới nhau hai năm, đi khám và phát hiện chồng bị vô sinh. Bác sĩ bảo phải mổ để tìm tinh trùng, xác suất 10-20%. Em còn trẻ nên hoang mang, chán nản vô cùng, lại không có kinh nghiệm gì cả. Bác sĩ cho em xin kinh nghiệm và lời khuyên với ạ. Em phân vân không biết nên để chồng ...

Trần Mỹ Linh, 28 tuổi, Hà Nội

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó Trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

👍Chào bạn, vô sinh nam là một bệnh có thể chữa được, dù có phải mổ để tìm tinh trùng thì cũng là một trong các giải pháp điều trị tích cực. Nhiều cặp vợ chồng đã có con nhờ biện pháp này nên bạn cần hy vọng và động viên nhau cùng cố gắng nhé. Nếu chồng bạn chưa được điều trị gì trước phẫu thuật thì nên điều trị ít nhất 3 tháng liên tục rồi hãy phẫu thuật.

Chế độ ăn sẽ được dặn kèm khi bác sĩ kê đơn thuốc. Ở khu vực miền Nam hay miền Bắc thì vợ chồng bạn đều nên đến bệnh viện Tâm Anh để được tư vấn điều trị và được phẫu thuật tinh hoàn tìm tinh trùng với những chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm nhất nhé.

♍ Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Em năm nay 35 tuổi, chồng em 40 tuổi. Hai vợ chồng cưới nhau được 7 năm nhưng chưa có tin vui. Nhiều lần chồng em đi khám, bác sĩ chẩn đoán tinh trùng ít, yếu và bị dị dạng. Em có mua nhiều thịt bò, hải sản, bổ sung kẽm cho chồng được gần một năm nhưng chưa cải thiện. Xin bác sĩ cho ...

Nguyễn Phương Thảo, 35 tuổi, Hà Nội

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó Trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, điều trị vô sinh nam giới mà nguyên nhân do yếu tinh trùng ngày nay đã có phác đồ thuốc rất hiệu quả chứ không đơn thuần chỉ bằng ăn uống tẩm bổ. Thực phẩm chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần nhỏ thôi. Vợ chồng bạn nên đến Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội hoặc Bệnh viện Tâm Anh TP HCM để được các bác sĩ nam khoa tư vấn, kê đơn và hướng dẫn chế độ ăn uống và sinh hoạt tình dục phù hợp nhé.

𝓰 Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Sau hai lần hút trứng, nhà em mới được hai lần chuyển phôi nhưng chuyển hai lần đều thất bại. Sức khỏe em bình thường, kho dự trữ trứng nhiều nhưng chồng em tinh trùng yếu và ít nên lần một thụ tinh chỉ được một phôi n3I3. Bác sĩ đã mổ tinh hoàn tìm tinh trùng cho chồng em thì tạo được 4p n3 ...

Lưu Hồng Anh, 27 tuổi, Hải Phòng

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó Trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

𝄹Chào bạn, nếu đã làm thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần mà chưa được thì tạm thời hai vợ chồng nên nghỉ ngơi khoảng 06 tháng - 01 năm. Trong thời gian này, chồng bạn cần được điều trị tích cực theo phác đồ tăng trưởng và phát triển tinh trùng của BVĐK Tâm Anh. Sau khi hoàn thành đủ ít nhất 02 đợt điều trị thì vợ chồng bạn mới nên tiếp tục làm thụ tinh trong ống nghiệm cũng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh luôn để đạt được tỷ lệ thành công cao nhất có thể.

Chồng tôi tinh trùng yếu nên hai vợ chồng cưới nhau được gần 10 năm nhưng chưa có con. Chồng tôi đi khám nhiều lần nhưng chỉ được bác sĩ kê bổ sung vitamin C, E, 3B, kẽm; khuyên nên ăn thêm giá, hàu, trứng; kiêng rượu bia, thuốc lá, đậu phụ, rau răm; chịu khó tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt ...

Trịnh Thùy Chi, 39 tuổi, Lai Châu

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

ꦜChào bạn, với sự phát triển ngày càng mạnh và rộng khắp của chuyên khoa Nam học thì hiện nay đã có phác đồ thuốc để tăng trưởng tinh trùng. Mà khi dùng thuốc sẽ hiệu quả hơn nhiều so với chỉ áp dụng chế độ ăn. Vợ chồng bạn nên đến khám chuyên khoa Nam học ở các bệnh viện lớn có Khoa Nam học mạnh để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng yếu của người chồng, sau đó sẽ kê đơn theo phác đồ để tinh trùng được cải thiện tốt nhất có thể hoặc làm hỗ trợ sinh sản sau khi điều trị để giúp vợ chồng bạn sớm có con.

Chồng em tinh trùng đứt gãy 65,1%. Em chuyển phôi một lần đậu nhưng 8 tuần thì bị lưu. Giờ em còn một lần duy nhất nữa là hết phôi. Em bị đa nang, chồng bị tinh trùng yếu đứt gãy, còn các xét nghiệm khác thì bình thường. Em muốn sau này làm lại từ đầu thì bác sĩ tư vấn nên điều trị ...

Đinh Phương Linh, 34 tuổi, Hưng Yên

TTUT.TS.BS Nguyễn Thế Trường

Phó Trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

🌳Chào bạn, tuy tỷ lệ đứt gãy ADN là 65% thì vẫn không phải tất cả là dị dạng hết, vẫn có hơn 30% tình trạng tinh trùng là bình thường. Vì vậy, các bác sĩ đã chọn được những tinh trùng này để tạo phôi và kết quả là đã tạo được phôi và bạn có thai.

ജNhưng vì có tiền sử lưu thai nhiều lần, nên những lần sau, trước khi chuyển phôi, vợ chồng bạn cần làm bộ xét nghiệm sàng lọc về gen của phôi, vì khi kết hợp với nhau giữa bộ gen của trứng và tinh trùng, vẫn có thể xảy ra các đột biến gen dẫn đến sức khỏe của phôi giảm sút. Sau khi được sàng lọc, các bác sĩ sẽ chọn ra được phôi có bộ gen bình thường để chuyển vào, như vậy tỉ lệ thành công sẽ tăng lên rất nhiều. Chúc vợ chồng bạn thành công.