Ông Phạm Sỹ Liêm. Ảnh: Anh Tuấn |
- Các dự án có vốn ODA đều có tư vấn giám sát quốc tế của bên cho vay, tại sao các sai phạm rất ít bị phanh phui?
- Họ là tư vấn của bên cho vay vốn. Không chỉ có tư vấn giám sát của nhà tài trợ, ở m꧒ột số công trình thậm chí bên bảo hiểm cũng có giám sát. Những giám sát viên có quyền rất to, chẳng hạn phát hiện thấy sai phạm, họ yêu cầu nhà thầu sửa chữa nếu không thực hiện họ có quyền thông báo với chủ đầu tư sa thải tư vấn quản lý dự án ngay. Tuy vậy bên VN thường vụng chèo khéo chống, ông tư vấn g💖iám sát quốc tế kia không sát thực tế nhiều khi cũng gật gù cho qua.
- Các văn bản pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của từng bộ trong việc quản lý vốn ODA, vậy theo ông lỏng lẻo ở khâu nào mà PMU 18 có thể tiêu cực dễ đến như vậy?
- Nghị định 17 cho phép các ban quản lý dự án toàn quyền đại diện cho chủ dự án. Vô hình chung, anh quản lý dự án được biến từ vị trí người giúp việc thành chủ nhà. Đã vậy, nghị định cũng không quy định trách nh෴iệm 𓂃giữa anh giúp việc và chủ dự án, đây là điểm yếu có thể bị lạm dụng nảy sinh tiêu cực.
Trong khi đó, quản lý nguồn vốn ODA lại có sự cắt khúc, phân đoạn theo công việc. Bộ Tài chính lo việc rót vốn, các bộ khác như Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Xây dựng, Giáo dục lo đầu tư. Thực tế phân cấp là cần thiết nhưng p🎃hải đảm bảo 2 yếu tố. Thứ nhất, phải xem bên được phân cấp có đủ khả năng để thực hiện việc được giao hay không. Tôi biết có ông cán bộ đang làm công tác tổ chức lại được điều về làm giám đốc một PMU cấp bộ. Thứ hai bên phân cấp có đủ năng lực giám sát không như trường hợp ở PMU 18, ở VN mới chỉ lo phân cấp mà chưa quan tâm khâu này.
Văn bản pháp luật còn kẽ hở, song nếu tuân thủ đúng quy định chưa chắc đã có nhiều chuyện đến vậy. Bộ Kế hoạch Đầu tư kh𝕴ông thể trốn tránh trách nhiệm tổng hợp các thông tin về sử dụng vốn ODA, rồi Bộ Tài chính phải tính đến trách nhiệm trả nợ và cấp phát vốn. Theo quy định, các kho bạc là nơi chi tiền nhưng ông kho bạc có quyền chất vấn các PMU lấy tiền làm g𒉰ì chứ có phải phát không đâu. Hay theo quy định, hàng tháng các ban quản lý dự án phải viết báo cáo nhưng họ đâu có làm, còn các bộ làm chủ đầu tư thì Vụ Kế hoạch hay Vụ Tài chính của họ phải nắm được chứ không thể khoán trắng như hiện tại.
- Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang được xây dựng mô hình chuyển đổi các ban quản lý dự án thành doanh nghiệp. Việc này có phức tạp không khi cả nước có tới hơn 1.000 PMU?
- Thoạt nhìn người ta có thể tưởng chuyển các ban quản lý dự án sang hoạt động theo mô hình côn𒈔g ty tư vấn quản lý sẽ lại đẻ ra thêm 1.000 doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên không nhất thiết phải như vậy, có thể một công ty nhưng người ta nhận làm thuê cho nhiều dự án. Các công ty này sẽ có một hợp đồng ủy thác với chủ 🌳đầu tư phân định rõ quyền lợi trách nhiệm của hai bên và quan trọng nhất PMU không có toàn quyền đại diện cho chủ dự án, tình trạng lấn chủ do đó sẽ giảm đi.
Chuyển PMU thành doanh nghiệp, chúng🉐 ta vẫn phải chấp nhận một điều là ông chủ đầu tư thuê họ không ꦯphải thu hồi vốn hay khấu hao tài sản nên ông ta không quan tâm đến giá cả và có thể bắt tay với tư vấn hay bên B tham nhũng.
Ý kiến độc giả
Giám đốc dự án ODA không biết việc Tiền trả nợ vốn vay ODA là thuế do dân đóng Quản lý dự án ODA cần lãnh đạo giỏi và mẫu mực - Trước kia VN cũng có các ban kiến thiết, tiền thân của mô hình PMU hiện nay. Song tiêu cực có vẻ ít được nhắc tới hơn. Theo ông vì sao có chuyện đó?- Trước kia là nền kinh tế hiệnꦛ vật, có ăn cắp họ cũng không bê được nhiều và cũng khó có thể tìm cách giấu ở đâu. Mà tiêu cực thì chủ yếu ở khối lượng đất đá đào đắp.
Hiện tham ô bằng tiền, mở cửa thế này họ có nhiều cách giấu tinh🙈 vi. Mà khối lượng thi công lớn nên số tiền tham nhũng lớn lắm. Ăn cắp bề mặt nhựa chỉ chút ít, còn chủ yếu ở lớp dưới đệm cát, đệm đá chỉ bớt 1-2 cm nhân với hàng triệu m2 thử hỏi số tiền là bao nhiêu?
Việt Phong thực hiện