Năm 1999 tôi gặp hiện tượng nuốt nghẹn khi ăn (nghẹn cứng ở đoạn từ cổ xuống) đi nội soi, các bác sĩ bảo viêm hang vị dạ dày. Từ đó đến nay, gần như năm nào tôi cũng nội soi và cho các kết quả như: viêm trợt hang vị, phù nề xung huyết... Gần đây còn kèm theo hiện tượng trào ngược dạ ...
Ba em năm nay 60 tuổi đi khám và chụp CT bác sĩ chẩn đoán kết luận như sau: ổ tổn thương khu trú trong gan hạ phân thùy IVA, theo dõi u gan lành tính; số lượng 1 u 2cm; chỉ số AFP: 100.7ng/ml. Bác sĩ có đề nghị đến đốt u gan. Xin bác sĩ cho em hỏi chỉ số AFP như vậy ...
Ba tôi muốn tầm soát ung thư đại tràng nhưng vì năm nay đã 65 tuổi, cơ thể yếu lại bị tiểu đường. Tôi tìm hiểu thì thấy ngoài nội soi thì chụp CT đại tràng có thể phát hiện được ung thư. Trường hợp ba tôi thì có thể chụp CT được không? Nếu chụp thì cần chuẩn bị gì và nên quan tâm ...
Mẹ em 67 tuổi có biểu hiện tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là ban đêm, sau có thêm biểu hiện đi tiểu ra máu. Vì lo lắng nên gia đình đưa đi khám và xin xét nghiệm tổng thể các loại ung thư, nội soi thì phát hiện ra ung thư đại tràng sigma xâm lấn bàng quang, di căn gan. Hiện ...
Chào bạn!
Trường hợp của mẹ bạn là u đại tràng xâm lấn bàng quang, di căn gan thìไ phẫu thuật không còဣn là điều trị chính nữa. Tuy nhiên trường hợp u gây chảy máu, tắc ruột thì phải phẫu thuật cắt khối u làm sạch. Thường sau liệu trình hóa xạ trị, bác sĩ sẽ cho chụp lại CT scan, MRI để đánh giá khối u, từ đó mới xem xét có phẫu thuật không.
Trân trọng!
Ba em đi nội soi vừa rồi ở bệnh viện tỉnh cho kết quả thực quản 1/3 trên có hình ảnh khối lồi vào lòng thực quản kích thước 1 cm bề mặt niêm mạc nên khối sần sùi nham nhở có vết loét trên đỉnh ổ khối. Bác sĩ nghi ngờ ung thư và có đề nghị thêm xét nghiệm và chờ kết quả ...
Chào bạn!
Trường♛ hợp của ba bạn khả năng cao là ung thư thực quản. Ba bạn phải đợi kết quả giải phẫu bệnh và ch🅘ụp thêm CT scan để đánh giá giai đoạn u (có xâm lấn xung quanh, di căn xa chưa). Nếu là ung thư và trên hình ảnh học chưa xâm lấn xung quanh thì ba bạn sẽ được phẫu thuật trước cắt bỏ thực quản, tạo hình thực quản bằng dạ dày hoặc đại tràng, sau đó hoá xạ trị kết hợp sau mổ. Tỷ lệ sống còn trung bình sau 5 năm của ung thư thực quản nói chung từ 5% - 30%. Nó còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và cơ địa của ba bạn.
Trân trọng!
Ba em 60 tuổi đi ngoài phân lỏng nhiều lần mỗi ngày và hơi mệt mỏi nên đi khám và có soi đại tràng thì kết quả là ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải, di căn hạch ổ bụng và gan phổi T3N1M1. Bác sĩ có đề nghị hóa trị trước sau đó có khả năng là phẫu thuật cắt u gan. Gia ...
Mẹ tôi 68 tuổi đi khám sức khỏe định kỳ thì siêu âm bụng phát hiện u hạ vị, phẫu thuật cắt khối u xuất phát ở đoạn giữa ruột non dính đại tràng sigma. Bác sĩ chẩn đoán là u mô đệm đường tiêu hóa nguy cơ cao. Dù đã cắt u được 3 tháng nhưng tôi muốn biết nguy cơ tái phát là ...
Chào bạn!
U mô đệm đường tiêu hóa (hay còn gọi là GIST) cũng như các loại u của cơ quan khác sau khi điều trị đều có thể tái phát. GIST điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Trường hợp mẹ bạn thuộc nguy cơ cao nên phải kết hợp điều trị hỗ trợ sau mổ (thuốc nhắm trúng đích). Mẹ bạn mới phẫu thuật được 3 tháng, bạn nên đưa cô khám lại sớm để điều trị thuốc hỗ trợ sau mổ, và 𝔍tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm cho mỗi giai đoạn tại chỗ, vùng và xa lần lượt là 93%, 80%, 55%. Nó còn phụ thuộc vào cơ địa và sự tuân thủ phác đồ điều trị của mẹ bạn.
Trân trọng!
Tôi bị khàn tiếng, khó nuốt mấy tháng liền, uống thuốc chỉ đỡ hơn chứ không dứt hẳn thì có phải đi tầm soá♔t ung🌌 thư thực quản không hay chỉ cần khám ở khoa tai mũi họng là được vậy bác sĩ?
Gia đình có tiền sử bị ung thư thực quản thì độ tuổi nào n♌ên đi tầm soát ung thư vậy bác sĩ? Hiện nay tầm soát ở đâu là tốt nhất?
Chào bạn
Nhìn chung, ung thư thực quản không mang tínꦓh chất di truyền như một số ung thư khác như vú, ung thư đại trực tràng... Tuy nhiên, các yếu tố môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt... có thể ảnh hưởng tới. Ví dụ trong gia đình có người hút thuốc lá khiến những thành viên khác cũng hút thuốc lá một cách thụ động. Đây là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như phổi, dạ dày, thực quản...
Ung thư thực quản thường gặp sau 50 tuổi, nhưng với những người có yếu tố nguy cơ cao thì độ tuổi mắc phải có thể sớm hơn. Ngoài ra, nếu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia có nồng độ cồn cao, có tiền sử bỏng thực quản, nhiễm virus HPV hay trường hợp có tiền sử ung thư vùng đầu cổ thì cũng có nguy cơ cao bị ung thư thực quản... Để kết quả tầm soát được chính xác bạn nên tới các cơ sở y tế có cơ sở vật chất hiện đại, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi. Nếu ở Hà Nội hoặc TP HCM, bạn có thể tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bệnh viện Tâm Anh sở hữu hệ thống nội soi NBI của Nhật Bản, giúp tăng độ phóng đại lên hàng trăm lần giúp các bác sĩ quan sát kỹ các tổn thương. Từ đó, đội ngũ chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và xây d🍸ựng phác đồ điều trị phù hợp.
Trân trọng!
Bà nội em có tiền sử ung thư dạ dày, em muốn hỏi khả năng di truyền của ung thư dạ dày là bao nhiêu % vậy bác sĩ? Em năm nay 35 tuổi, bị đau bao tử khoảng tháng nay, em muốn đi tầm soát để xem có bệnh không nhưng mà nhiều người nói 50 tuổi mới cần đi khám chứ giờ còn ...
Em hay bị ợ nóng, ợ chua nhất là về chiều tối. Nghe nói đây là nguyên nhân có thể gây ung thư thực quản đúng không? Em có uống thuốc chống trào ngược chứ chưa đi khám bao giờ, nhưng dạo này mỗi lần ợ là thấy nóng râm ran hơi khó chịu. Em nghe nói có dịch vụ tầm soát ung thư thực ...
Tôi năm nay 50 tuổi, bị đau dạ dày do trước đây thường xuyên uống rượu bia. Tôi cũng đã uống nhiều thuốc giảm đau dạ dày nhưng không khỏi, gần đây tôi đi khám phát hiện mình bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ bảo nếu không chữa trị ngay thì bệnh có thể phát triển thành ung thư. Tôi có nên tầm soát ...
Nội soi có phải là phương án tốt nhất để tầm soát ung thư dạ dày không,🏅 ngoài ra thì còn cách nào nữa không vì nghe nhiều người nói nội soi đau lắm nên đến ☂giờ vẫn chưa dám đi nội soi lần nào. Tôi vẫn ăn uống bình thường nhưng thi thoảng bị đau dạ dày.
Do công việc nên ba em thường uống bia rượu với hút thuốc nhiều, gần 2 tháng nay ngày nào ba cũng than đau dạ dày, sút cân với ợ nóng. Đi khám thì bác sĩ nói nếu còn duy trì thói quen này thì có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Vừa khám chưa đầy tháng thì ba em có nên tầm soát ...
Tôi thường xuyên bị khàn tiếng, đau tức ngực, gần đây còn𝓰 bị ho ra máu. Liệu tôi có khả năng mắc ung thư thực quản hay không? Có dịch vụ tầm soát ung thư thực quản từ sớm không bác sĩ?
Chào bạn!
Trường hợp của ba bạn là u đại tràng di căn gan, giai đoạn cuối thì tiên lượ꧑ng sẽ không tốt như các giai đoạn sớm hơn. Cóꦺ thể do khối u to nên bác sĩ cho hóa trị trước, sau đó sẽ cắt khối u đại tràng ngừa chảy máu, tắc ruột. Còn khối u trên gan bạn cung cấp thông tin chưa đầy đủ (vị trí, kích thước, số lượng khối u) nên không trả lời bạn được. Sau khi phẫu thuật xong vẫn phải hóa xạ trị bổ trợ. Và bệnh sẽ tái phát chứ không hết luôn bạn nhé.
Trân trọng!
Chào em!
Sau khi truyền hóa chất, thường người bệnh sẽ dễ nôn ói, đau lưỡi, tiêu chảy, mệt mỏi, ăn uống kém, dễ bị sụt cân rất nhanh. Do đó người bệnh cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với 3 bữa ăn chính (cơm mì cháo, thịt cá, rau canh, rau xào) và 2 - 3 bữa phụ xen giữa bữa chính (sữa, khoai, bánh, chè, trái cây... ). Nếu người bệnh ăn kém trong mỗi bữa ăn thì có thể ăn thêm các món vặt như bánh, kem, sữa, n꧋gay sau ăn cơm, cháo. Đặc biệt, có các loại công thức dinh dưỡng cao năng lượng dành riêng cho người bệnh ung thư với nhiều mùi vị khác nhau để tạo khẩu vị cho người b🌊ệnh ngon miệng.
Chúc ông em mau khỏe.
Chào em!
Trong giai đoạn𝓰 đầu sau mổ, gia đình cần chế biến thức ăn mềm và lỏng để người bệnh dễ tiêu hóa, hấp thu. Thức ăn cần được chế biến kỹ, nấu lâu như cơm nhão, cháo, súp, thực phẩm nghiền nhuyễn, hầm nhừ... Bạn có thể sử dụng các loại thức uống cao n♚ăng lượng không có lactose, chứa MCT và peptide, ăn sữa chua, phomai, flan, bánh mềm, trái cây mềm... để tăng năng lượng thêm sau những cữ ăn thông thường, ăn thêm bữa phụ. Nếu người bệnh ăn quá kém, sụt cân nhiều, em cần đưa ba đến khám bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể chế độ dinh dưỡng giúp nhanh chóng lành vết mổ và lại sức sau mổ.
Trân trọng!