VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 28/11/2024

Tôi 45 tuổi, vợ 43 tuổi đang 🐠bị u xơ, u nang. Vợ chồng tôi muốn sinh em bé được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Nguyễn Văn Sơn, 45 tuổi, Thành phố Hải Dương

Chào bác sĩ! Cháu sinh mổ lần 1 vào tháng 8/2018, chuẩn bị sinh bé 2 dự sinh 31/10/2021. Lần 1 bác sĩ bảo mổ cho nhanh trong khi chưa có cơn chuyển dạ, chưa mở cổ tử cũng, sức khoẻ bình thường, không bệnh nền. Cháu cảm thấy đẻ mổ em bé hay bị bệnh đường hô hấp. Vậy xin hỏi bác sĩ, sắp ...

Đoàn Hảo, 31 tuổi, Nam Định

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Đối với trường hợp đã mổ đẻ lần 1 như của bạn, trong lần mang thai thứ 2 có thể theo dõi đẻ thường đường âm đạo. Tuy nhiên, việc tiên lượng có thể đẻ thường ꦰđược hay⛄ không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để tiên lượng cuộc đẻ.

Do đó, bạn cần thăm khám định kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai cho đến khi thai đủ tháng. Khi đó, bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với bạn về việc thai phụ có thể đẻ thường hay không. Trong trường hợp bạn có chỉ định mổ lấy thai, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về việc mổ lấy th♛ai khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Em 27 tuổi, bị tử cung nhi hoá nhỏ chỉ có 25mm, 2 buồng trứng vẫn bình thường, AMH 3.2 nhưng em bị mất kinh 7 tháng nay. Hiện tại bác sĩ hướng đến em nhờ mang thai hộ nhưng em muốn tự mang thai bằng phương pháp IVF thì có được không ạ? Nếu em mang thai được thì có nguy cơ gì cho ...

Linh Dan, 27 tuổi, Bạc Liêu

BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, buồng tử cung là nơi chứa đựng và bảo vệ thai nhi. Do đó, kích thước tử cung và chất lượng cơ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thai kỳ thành công. Buồng tử cung quá nhỏ, kèm theo lớp cơ quá mỏng (hay chất lượng cơ tử cung kém) gây khó khăn khi nó không phát triển và giãn nở phù hợp theo tốc độ phát triển của thai nhi, khiến thai dễ bị sảy, hoặc tử cung giãn nở quá mức gây vỡ tử cung, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác, vấn đề này thường kèm theo chất lượng niêm mạc tử cung kém, khiến phôi thai (tạo ra bằng cách tự nhiên hoặc can thiệp hỗ trợ sinh sản) khó làm tổ. Tử cung nhỏ có thể được cải thiện bằng cách bổ sung nội tiết với liệu pháp hormone kết hợp tái khám định kỳ, tuy nhiên kết quả điều trị và tiên lượng mang thai còn phụ thuộc nhiều yếu tố mà ở đây bạn chưa cung cấp hết. Do đó, rất mong bạn có thể sắp xếp đến trực tiếp để bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình.
Chúc vợ c🐷hồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các c𓆏huyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em mổ đẻ 1 bé được 4 tuổi rồi. Em muốn sinh bé nữa nhưng đã cắt 1 bên vòi trứng do chửa ngoài. Đầu năm nay em làm IVF được 5 phôi ngày 5. Nhưng chuyển phôi 2 lần thất bại, giờ còn 1 phôi nữa. Bác sĩ điều trị nói có thể do em có vết sẹo mổ khoảng 5.6mm và có dịch ...

Hoàng Hoa, 26 tuổi, Thanh Chương, Nghệ An

BS Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!
Một trong những nguyên nhân gây chuyển phôi thất bại có thể kể đến là dịch buồng tử cung gây độc cho phôi. Do đó, điều trị tụ dịch vết mổ đẻ cũ dẫn tới dịch buồng tử cung là một trong những cách nhằm nâng cao tỉ lệ thành công khi chuyển phôi. Có nhiều cách để điều trị bao gồm theo dõi trong chu kỳ chuẩn bị niêm mạc, dùng thuốc hoặc thủ thuật hút dịch, hoặc phẫu thuật nội soi sửa sẹo vết mổ cũ, loại bỏ hiện tượng tụ dịch. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào cần dựa trên quá trình thăm khám và cân nhắc kĩ lưỡng. Rất mong bạn có thể sắp xếp thời gian đến khám để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của mình.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin♒ vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có th🎐ể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em làm IVF chuyển 2 phôi đã thành công, giờ em đang được 8 tuần đi siêu âm thì bác sĩ bảo em có 1 nang nước rất to có khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mà trường hợp này không thể can thiệp xử lý nang nước được, chỉ chờ đợi xem nang đó tiến triển thế nào? Em cần phải ...

DiepAnh Phan, 36 tuổi, Hà Giang

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn! Rất tiếc với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không thể nhận định được nang nước của bạn là loại nang gì, nằm ở vị trí nào, kích thước ra sao, thành phần dịch nang là gì, do đó rất khó để có thể tư vấn cho bạn. Rất mong bạn có thể sắp xếp thời gian đến khám để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của mình.
Nếu có thêm bất cứ thắc m♏ắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em 30 tuổi, rất khó mang thai và mang thai 2 lần đều bị lưu ở tuần 6 do không có tim thai. Em có đi làm Nhiễm sắc thể đồ, kết luận: Đa hình lặp đoạn vùng vệ tinh NST số 21. Vợ chồng em đang có định làm IVF nhưng sợ lại bị lưu như 2 lần trước. Em muốn hỏi em bị ...

Khánh Vy, 29 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh

BS Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn! Một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra sảy lưu thai trong ba tháng đầu là bất thường về mặt di truyền của phôi thai, khiến cho thai nhi không thể phát triển bình thường hoặc dừng phát triển. Với trường hợp này, bạn có thể lựa chọn giải pháp làm IVF kết hợp xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (hay sàng lọc phôi) để lựa chọn phôi không có bất thường di truyền để chuyển phôi. Rất mong bạn có thể sắp xếp đến tư vấn với bác sĩ di truyền để hiểu rõ hơn về phương pháp này, cũng như thảo luận với bác sĩ về lộ trình điều trị của mình kèm các thông tin liên quan.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương tr🍌ình, hoặc liên hệ tổng đài của H𝔉ệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em chào bác sĩ, em hiếm muộn không rõ nguyên nhân 3 năm rồi. Em dự định hết giãn cách sẽ đi làm IVF nhưng em nghe nói thai IVF do sử dụng thuốc nội tiết và kích trứng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Nhưng xung quanh em rất nhiều người đã làm IVF thành công đón bé ...

Hong Anh Pham, 28 tuổi, Hưng Yên

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

ܫ Chào bạn! Kể từ đứa trẻ đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1978, đã có hàng triệu trẻ sơ sinh ra đời bằng phương pháp này trên toàn thế giới. Cho đến nay, các nghiên cứu chưa cho thấy sự khác biệt giữa trẻ được sinh ra bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản so với trẻ được sinh tự nhiên. Do đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao của các phác đồ điều trị cũng như kĩ thuật can thiệp, cho đến thời điểm hiện tại bạn vẫn có thể an tâm về việc sinh con bằng các kĩ thuật𒀰 hỗ trợ sinh sản. Rất mong bạn có thể sắp xếp thời gian đến khám để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của mình.

Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, ho🌸ặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em đã làm IVF thành công tại Tâm Anh Hà Nội. Em còn lưu trữ 6 phôi ngày 5 loại tốt tại viện. Em dự định 3 năm nữa mới sinh tiếp, bác sĩ cho em hỏi phôi lưu trữ trong 4 năm có bị ảnh hưởng tới chất lượng không và có giới hạn về thời gian vàng lưu trữ mà phôi có chất ...

Thuy Anh, 35 tuổi, Hải Phòng

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị. Tại Lab IVF Tâm Anh, phôi của khách hàng được duy trì nhiệt độ trữ đông ổn định ở -196 độ C, mọi hoạt động chuyển hoá của tế bào sẽ ngưng lại. Về cơ bản thì với phương pháp này, phôi có thể được lưu trữ rất lâu, miễn là khách hàng còn cần sử dụng (thời gian ghi nhận lâu nhất có thể lên tới hơn 30 năm). Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn về thời gian tối đa nên lưu trữ, nhưng các chuyên viên phôi học khuyên sử dụng trong vòng 6 năm.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.

Em năm nay 40 tuổi mong con 11 năm nay rồi, em đã làm IVF 4 lần mà không được và không có lý do. Các chỉ số khi thăm khám đều bình thường, chuyển phôi chất lượng tốt, niêm mạc tốt, em đã nội soi tử cung để tìm nguyên nhân nhưng tử cung bình thường. Xin hỏi bác sĩ em có nên tiếp ...

Kim Huệ, 40 tuổi, Hải Phòng

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị. Người phụ nữ càng cao tuổi, thời gian mong con càng nhiều năm thì tiên lượng khi điều trị IVF lại càng kém hơn, do chất lượng và số lượng noãn đồng thời suy giảm. Ngoài ra chị đã nói anh chị từng làm IVF 4 lần không thành công, đó cũng là một yêu tố tiên lượng khó khăn nữa. Tuy nhiên đừng vì thế mà đánh mất hy vọng, ngày nay kỹ thuật làm IVF cũng như các phác đồ điều trị và các phương pháp thăm dò tìm nguyên nhân gây vô sinh đều phát triển hơn rất nhiều. IVF Tâm Anh đã từng điều trị thành công cho những cặp vợ chồng trên 40 tuổi và thất bại nhiều lần. Chị nên mang theo các xét nghiệm thăm khám đã có của cả hai vợ chồng để bác sĩ có thể nắm được đầy đủ thông tin và tư vấn cho chị hiệu quả nhất.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có t𒆙hể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em là F2, em đang làm kích thích buồng trứng (em đã tiêm thuốc đến ngày thứ 4, trứng đang phát triển tốt ạ). Em có nên tiếp tục kích trứng hay dừng lại thưa bác sĩ ?
Kim Anh, 42 tuổi, Thái Nguyên

BS.CKII Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị. Với tình hình dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp ở hiện tại, theo quy định thì các đối tượng F2 cần phải theo dõi kỹ F1 và tuân thủ hoàn toàn quy tắc 5K. Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cũng áp dụng rất chặt chẽ các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên chu kỳ kích thích nang trứng đối với cặp vợ chồng đang điều trị hỗ trợ sinh sản cũng rất quan trọng. Vậy nên chị nên gọi điện tới tổng đài để chúng tôi có mã số hồ sơ của chị, đánh giá đầy đủ tình trạng của chị và hội chẩn lại với phía ban chỉ đạo phòng dịch của bệnh viện.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.

Chồng em bị thiếu gen G6PD, vợ chồng em định làm IVF để sàng lọc phôi trước khi chuyển. Bác sĩ cho em hỏi trong quá trình sàng lọc có làm ảnh hưởng đến chất lượng của phôi không? Sàng lọc phôi có phát hiện ra thiếu gen G6PD không? Hiện nay công nghệ nuôi phôi của bệnh viện có đủ điều kiện để phôi ...
Sao Mai, 34 tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,
Thiếu men G6PD được xác định là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X, trẻ bị bệnh này do nhận gen lặn bất thường trên nhiễm sắc thể giới tính từ bố và mẹ. Bởi vậy con trai có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn con gái. Trường hợp của anh chị cần xét nghiệm xem vợ có mang gen bệnh hay ko, nếu vợ mang gen thì cần làm IVF và sàng lọc phôi bằng phương pháp PGT-M để tránh sinh con mắc bệnh, còn nếu vợ ko mang gen thì đẻ ra con ko bị bệnh, chỉ có nguy cơ mang gen thôi. Hiện tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh (IVFTA) đang áp dụng các phương pháp nuôi cấy và sàng lọc phôi tiên tiến nhất so với sự phát triển kỹ thuật của thế giới. Mời anh chị đến thăm khám, mang theo hồ sơ đã có để bắt đầu hành trình sớm đón con yêu.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.

Cháu chào giáo sư ạ. Con trai cháu năm nay 14 tuổi. Lúc bé cháu bị nang thừng tinh và đã mổ ở Việt Đứꦰc. Sau này đi🌳 siêu âm bị vôi hoá tinh hoàn, bừu cháu chảy sệ. Vì các nguyên nhân như vậy nên cháu rất lo ảnh hưởng sau này, mong giáo sư tư vấn giúp ạ.

Nguyễn thị hạnh, 38 tuổi, Hà nội
Em bị niêm mạc mỏng, mặc dù chuyển phôi 3 lần đều đậu cả 3 nhưng đều sảy ở tuần thứ 9. Em được biết BVĐK Tâm Anh có phương pháp nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để điều trị niêm mạc mỏng. Bác sĩ cho em hỏi với trường hợp của em có thể áp dụng để cải thiện được không ...
Huyền Thu, 27 tuổi, Đồng Nai

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị.
Vấn đề niêm mạc mỏng thường làm cho tỷ lệ hủy chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tăng cao, dẫn đến không chuyển phôi được, hoặc chuyển phôi thì phôi khó làm tổ. Điều trị niêm mạc mỏng thì ngoài tìm phác đồ chuẩn bị niêm mạc phù hợp, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cũng là một phương pháp mới đang được nghiên cứu và đã cho thấy nhiều khả quan. Tuy vậy ở trường hợp của chị, cả 3 lần chuyển phôi đều đậu thai, nhưng sảy thai ở tuần thứ 9, nguyên nhân lại không phải do niêm mạc mỏng. Sảy thai liên tiếp dưới 12 tuần tuổi thai có nguyên nhân chủ yếu là do bất thường về di truyền của chính phôi thai, sàng lọc phôi tiền làm tổ là một phương pháp giúp loại bỏ các phôi bất thường trước khi chuyển phôi. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây sảy thai liên tiếp nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Vợ chồng chị nên mang theo hồ sơ điều trị cũ đến IVF Tâm Anh để các bác sĩ có đầy đủ thông tin và tư vấn cụ thể hơn cho anh chị.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ tư vấn♒ với các chuyê♒n gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em bị cường giáp đã 3 năm nay rồi, em có tìm hiểu bệnh này gây vô sinh. Bác sĩ cho em hỏi với bệnh của em có hi vọng làm IVF không hay em phải nhờ mang thai hộ. Em đã mong con 6 năm nay rồi. Em cảm ơn bác sĩ
Khánh An, 35 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn.
Bệnh lý tuyến giáp là một trong những bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ, đặc biệt cường giáp sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng sinh non, tăng nguy cơ sảy thai và cân nặng lúc sinh thấp. Tuy nhiên, cường giáp là bệnh lý có thể điều trị ổn định, do đó người bệnh cường giáp vẫn có thể có khả năng mang thai mà không cần phải mang thai hộ. Đặc biệt ở Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh luôn có sự phối hợp giữa các chuyên khoa đặc biệt giữa Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, khoa Sản và khoa Nội tiết. Trước khi mang thai bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết thăm khám và điều trị để điều chỉnh chức năng tuyến giáp ổn định, trong thai kỳ bạn sẽ được các chuyên gia về Sản phụ khoa và nội tiết theo dõi để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chúc bạn may mắn trên con đường đi tìm con yêu.

Em 3 lần chuyển phôi đều có thai nhưng đến khoảng 28-24 tuần 3 lần đều bị sảy thai. Em làm các xét nghiệm gen, tử cung và nội tiết đều bình thường. Em có nên tiếp tục làm IVF nữa không bác sĩ. Em đã mong con được 7 năm rồi ạ. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên. Em cảm ơn bác ...
Lưu Thị Thông, 43 tuổi, Nho Quan,Ninh Bình

BS.CKII Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị. Ở tuần tuổi thai trên 22 tuần, tình trạng để non nhiều lần có các nguyên nhân là về phía thai: đa thai, bất thường thai, đa ối, dư ối, nhiễm trùng ối; về phía mẹ: tiền sử sinh non, sảy thai, bất thường tử cung, hở eo tử cung; và một số yếu tố khác như lối sống và bệnh lý nền của người mẹ. Với mỗi nguyên nhân khác nhau thì tiên lượng về khả năng mang thai và tư vấn về vấn đề theo dõi chăm sóc trong thai kỳ tiếp theo sẽ khác nhau. Anh chị nên đến thăm khám trực tiếp hoặc đăng ký tư vấn online để có thể trao đổi kỹ hơn về tình trạng của mình với các chuyên gia hỗ trợ sinh sản.
Chúc vợ chồng anh chị may mắn trên con đường đi tìm con yêu. Nếu có thêm bất cứ thắc✃ mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em thấy nói thai IVFdễ sảy hơn thai thường, em mong mãi, cũng chuyển phôi 4 lần mới có, thực sự đã tốn rất nhiều tiền bạc rồi. Nếu thai lại sảy thì không biết phải làm sao nữa. Bác sĩ bên IVF vẫn động viên em kết quả theo dõi đều tốt không nên lo lắng nhưng em vẫn cứ lăn tăn. Bác sĩ ...
Minh Hà, 37 tuổi, Bắc Giang

BS Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị. Nhiều người tin rằng thai IVF dễ bị sảy hơn thai tự nhiên, thực tế thì vì những cặp vợ chồng phải điều trị IVF thì thường có những yếu tố gây vô sinh tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh là gì, thường thì khi bệnh nhân đã tuân thủ tốt các phác đồ thuốc cũng như theo dõi thai kỳ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì tỷ lệ sảy thai đối với thai IVF và thai tự nhiên là ngang nhau.
Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng trong quá trình mang thai, khi người mẹ lo lắng nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung, dễ dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Vậy nên chị hãy giữ cho mình một tâm lý ổn định, dinh dưỡng đầy đủ cả protein, vitamin, chất đạm, uống nhiều nước. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết; Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,... Tránh làm việc quá sức hoặc làm việc trong thời gian quá lâu. Nên thăm khám theo dõi thai định kỳ. Chúc chị một thai kỳ mạnh khỏe.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửওi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ,
- Em mổ polyp vào tháng 1/21, polyp khoảng 4cm, khá lớn. Đến tháng 4/21, em lại phát hiện có polyp khoảng 4mm, tháng 8/21 thì lại tăng lên 7-8mm. Bác sĩ khuyên em nên mổ polyp trước khi khi làm IVF 1 tháng, làm như vậy để polyp khác không có cơ hội phá triển. Nhưng do dịch bệnh em ...

Kim, 37 tuổi

BS Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Polyp buồng tử cung là bất thường của nội mạc tử cung. Tuy nhiên bệnh thường diễn ra âm thầm, ít triệu chứng, Polyp buồ🌸ng tử ♓cung cũng có thể là 1 nguyên nhân gây vô sinh do cản trở quá trình làm tổ của phôi. Sau phẫu thuật polyp vẫn có thể tái phát, do đó nên phẫu thuật trước khi chuyển phôi từ 1-3 tháng.

Nếu như chị chưa thu xếp được công việc hoặc chưa có điều kiện phẫu thuật ngay mà khối polyp này không gây ra các triệu chứng bất thường cho chị như đau bụng, rong kinh, rong huyết thì chị có thể trì hoãn. Trong quá trình chờ đợi, nếu có bất thường chị nên đi khám và kiểm tra lại về kích thước polyp để có hướng xử trí kịp thời.
- Với sự phát triển của IVF hiện tại, có nhiều công nghệ được ứng dụng để làm cải thiện kết quả IVF, đặc biệt là trong nuôi cấy phôi ví dụ như: Nuôi phôi bằng Timelapse và trí tuệ nhân tạo (AI), hay các xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để loại trừ phôi bất thường trước khi chuyển phôi.
- Chuyển phôi có 2 hình thức: chuyển phôi tươi là chuyển phôi sau khi chọc hút noãn một vài ngày, phôi tạo ra không trải qua quá trình đông và rã phôi đồng thời niêm mạc tử cung cũng phải đủ điều kiện trong quá trình kích trứng, người vợ phải đủ điều kiện về sức khỏe, không có nguy cơ về quá kích buồng trứng. Chuyển phôi trữ đông là phôi tạo ra sẽ trữ đông lại, người vợ sau chọc hút sẽ nghỉ ngơi 1 thời gian và trải qua quá trình dùng thuốc chuẩn bị niêm mạc mới có thể chuyển phôi. Chuyển phôi trữ đông trong các trường hợp: vợ có nguy cơ quá kích buồng trứng trong kích trứng, niêm mạc chu kỳ kích trứng không đủ điều kiện, có bất thường cần xử trí trước chuyển phôi, gom phôi....
- Thời gian dùng thuốc kích trứng thường là 9-11 ngày kể từ ngày 2 chu kỳ kính. Nếu như có chỉ định chuyển phôi tươi thì sau chọc hút 3 ngày có thể chuyển phôi. Còn nếu chuyển phôi trữ đông thì thời gian sẽ kéo dài thêm 1 vài tháng tùy từng trường hợp.
- Các bước trong quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF
Quy trình này trải qua 5 bước gồm:
Bước 1: Kích thích trứng (hay còn gọi là kích trứng)
Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10-12 ngày. Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn để siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn.
Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn gọi là mũi kích rụng trứng). Mũi thuốc này sẽ cần phải tiêm đúng giờ.
Bước 2: Chọc hút trứng
Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành qua đường âm đạo vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng. Khi chọc hút trứng, người vợ sẽ được gây mê nên không gặp đau đớn gì. Thời gian chọc hút trứng chỉ từ 10-15 phút cho mỗi ca. Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi hoặc được thông báo lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông trước đó).
Sau khi chọc hút trứng, người vợ sẽ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2-3 giờ.
Bước 3: Tạo phôi
Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2-5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi. Nếu được chuyển phôi ngay sau khi tạo phôi thì gọi là chuyển phôi tươi.
Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.
Bước 4: Chuyển phôi
Cặp đôi sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất giữa 2 vợ chồng và bác sĩ.
Sau khi kiểm tra và thấy rằng niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi.
Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ khoảng 2-4h tại bệnh viện.
Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 14-18 ngày, sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.
Bước 5: Thử thai
Hai tuần sau, người vợ đến trung tâm để xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) để biết kết quả. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người.
Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp rưỡi trở lên thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.
Nếu beta xét nghiệm sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá là khi nồng độ beta khi trở về âm tính (<5 IU/l).
Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, ng♑ười vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải t✃hực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng.

Thưa bác sĩ,

Vợ chồng em 30 tuổi, em bị AMH thấp, u xơ tử cung đã điều trị hiếm muộn với phương pháp IVF, 3 phôi trưởng thành ngày 5 (đã sàng lọc NST) Tuy nhiên bé đầu sinh bằng phương pháp IVF (đậu thai sau lần đầu chuyển phôi) bị tim bẩm sinh nặng, vậy nguy cơ con thứ 2 bị bệnh ...

Vutinh, 30 tuổi, TP.Hồ Chí Minh

BS Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Chúng tôi rất tiếc với kết quả như vậy. Tuy nhiên sàng lọc PGT-A trên phôi chỉ phát hiện các bất thường v൲ề lệch bội nhiễm sắc thể mà không loại trừ hoàn toàn được bệnh lý tim bẩm sinh. Vì nguyên nhân của tim bẩm sinh ngoài nằm trong các hội chứng có liên quan bất thường nhiễm sắc thể, còn có thể gặp trong đột biến hoặc bất thường trong quá ℱtrình phát triển bào thai ở những thai có bộ nhiễm sắc thể bình thường.

Nếu như chị vẫn còn phôi sàng lọc bình thường thì chị có thể tiếp tục chuyển phôi, nguy c🍌ơ của bệnh lí này với mỗi phôi như nguy cơ chung là từ 0.5-0.8%. Chúc chị sớm có 1 em bé khỏe mạnh.

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 30 tuổi. Cháu thuộc dạng ít trứng, chồng tinh trùng yếu xét nghiệm tỉ lệ 0%. Cháu đã làm IVF 1 lần ở một bệnh viện phụ sản, có đậu thai nhưng thai không phát triển. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp của cháu có khả năng làm IVF tiếp được không ạ? Và cần chế độ ăn ...

Phùng Thị Tú, 30 tuổi, Hà Nội

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị.

Trường hợp của anh chị là một trường hợp điển hình nên can thiệp hỗ trợ sinh sản để sớm có con. Tuy nhiên anh chị nên đến thăm khám trực tiếp để đánh giá về nội tiết, AMH, nang thứ cấp, các yếu tố liên quan của vợ cũng như xét nghiệm lại tinh dịch đồ của chồng để có phá🦹c đồ điều trị ph🐼ù hợp và có hiệu quả.

Chế độ ăn uống trước khi làm IVF cũng không có gì quá đặc biệt, hai vợ chồng nên ăn uống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng protein, gluꦺcose, lipid, bổ sung vitamin, chất khoáng, đồng thời có thể dùng thêm vitamin E, viatmin tổng hợp cho vợ và thực phẩm bổ sung cho chồng.

Chúc anh chị sớm có tin vui.

Thưa bác sĩ,

Hai vợ chồng em hiếm muộn được 10 năm. Năm 2012 vợ chồng em có đi chữa tại Sài Gòn bằng phương pháp trưởng thành trứng non ( IVM ). Số phôi là 15 phôi tốt (chuyển 3 phôi tươi và 4 lần phôi trữ mỗi lần 3 phôi) tất cả 5 lần thất bại. Đến năm 2018 em làm ...

Lê Minh Sơn, 36 tuổi, 217/12 hải phòng, thanh khê, đà nẵng

ThS.BS Phạm Thị Bảo Yến

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào anh chị! Thực sự rất chia sẻ với anh chị những khó khăn và vất vả trên hành trình gian nan vừa qua. Trường hợp của anh chị là "thất bại làm tổ liên tiếp" và thông thường khi thất bại sau nhiều lần chuyển phôi, việc đầu tiên cần làm đꦍó là rà soát tại tất cả các yếu tố có thể dẫn đến việc chuyển phôi không thành công hơn là cố gắng thực hiện ng🌳ay chu kì IVF tiếp theo.

Để có một phôi chuyển thành công, 2 yếu tố quan trọng nhất là chất lượng phôi và chất lượng nội mạc. Đánh giá phân loại phôi (tốt, trung bình, kém) là đánh giá về mặt hình thái, nghĩa là dựa trên hình ảnh của phôi vào thời điểm 💛đánh giá, nhưng không cho biết động học phôi tức quá trình phát triển của phôi như thế nào, hoặc bản chất di truyền phôi- tức là phôi có bất thường nhiễm sắc thể hay không.

Tại IVFTA HCM, chúng tôi thực hiện nuôi cấy phôi Time-lapse, chuyên viên phôi học ngoài đánh giá hình thái còn đánh giá chi tiết qúa trình phát triển của phôi, trường hợp nếu có phôi ngày 5, với trường hợp của anh/chị, chúng tôi sẽ tiến hành sinh thiết phôi để đánh giá các bất thường di truyền phôi không thể quan sát được bằng hình ảnh🍸.

Yếu tố thứ 2 quan trọng không kém là chất lượng nội mạc, một nội mạc viêm nhiễm không thể quan sát được trên siêu âm thông thường hoặc một nội mạc do có bất thường về nội tiết không thích hợp để chuyển phôi có thể được loại trừ bằng những test đặc biệt trên mẫu sinh thiết nội mạc (ERA test, ALICE test). Ngoài ra, trong trường hợp đã khảo sát tất cả nguyên nhân, chúng tôi còn có các phương án điều trị đặc biệt cho các trường hợp thất bại nhiều lần đó là bơm huyết tương giàu t🍨iểu cầu (PRP) giúp cải thiện chất lượng nội mạc. Để có thể lên phương án điều trị cụ thể.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổn❀g đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọ꧒ng!