VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 24/11/2024

Tôi bị đau thắt lưng lan xuống mông và chân trái, rất đau nhức, ngồi cũng đau, đi đứng cũng đau đã ba năm. Cách đây một năm, tôi đi chụp MRI, bác sĩ kết luận tôi bị thoát vị đĩa đệm L45 chèn ép rễ thần kinh bên chân trái. Tôi đã uống thuốc, vật lý trị liệu, cấy chỉ nhưng bệnh vẫn rất ...

Lưu Thị Mai, 38 tuổi, Phường 12, TP Vũng Tàu

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào chị,

Theo các triệu chứng chị đề cập và kết quả MRI thì khả năng cao khối thoát vị của chị đã chèn ép rễ thần kinh. Trước khi trở lại tập yoga, chị nên mang theo phim MRI đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá khối thoát vị (vì🐟 có nhiều động tác của yoga làm tăng áp lực lê💫n đĩa đệm và làm nặng hơn tình trạng thoát vị).

Trong trường hợp đúng là thoát vị đĩa đệm, có chèn ép rễ thần kinh nhiều, làm đau lưng lan mông, chi dưới, hạn chế sinh hoạt, bác sĩ sẽ xem xét c🐭hỉ định phẫu thuật (hiện nay có thể phẫu thuật nội soi để điều trị nếu đúng chỉ định). Chúc chị mau chóng hồi phục. Trân trọng.

Em năm nay 33 tuổi. Đầu năm trở lại đây, em hay bị đau nhói, tức ngang lưng. Kết quả chụp phim cho thấy bị gai đốt sống lưng D4, D5, D6. Bác sĩ khám bảo, em không cần uống thuốc điều trị chỉ tập yoga, thể dục và xem chế độ ăn uống. Em muốn sinh em bé lại có bị ảnh hưởng gì ...

Nguyễn Hoa, 33 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Theo thông tin của bạn đã được chẩn đoán là gai đốt sống. Gai đốt sống là tình trạng mòn khớp, gai này không đâm đi đâu hết, nó là hình ảnh trên X-quang báo hiệu bị mòn khớp, thoái hóa khớp. Về mức độ có thể từ nhẹ tới nặngꦜ, tôi phải xem hình ảnh mới xác định được.

Trường hợp của bạn vẫn mang thai được bình thường, tuy nhiên để đảm bảo cột sống của bạn đảm nhận việc mang thai kéo dài trong hơn 9 tháng, bạn cần có chế độ dinh dưỡng cho mẹ và con hợp lý. Thứ hai là đảm bảo không bị loãng xương. Thứ ba là nên vận động thường xuyên để tăng cường sức mạnh vùng cơ xương khớp, vùng thắt lưng, vùng bụng để hạn ch♕ế tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến vùng cột sống của bạn.

Gai đốt sống lưng
 
 

Em năm nay 33 tuổi, làm văn phòng, gần đây bị đau mỏi cổ ngày càng tăng nặng, nhất là ở phía sau gáy. Em đi khám được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Em khá lo vì nghe nói thoát vị địa đệm sẽ không chữa khỏi hoàn toàn, thông tin này có đúng không thưa bác sĩ? Bệnh của ...

Nguyễn Minh Nghĩa, 33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội

BS.CKI Trần Xuân Anh

Chào bạn,

Thoái vị đĩa đ🌱ệm là quá trình thoái hóa của đĩa đệm và tất nhiên không thể đảo ngược lại, một khi mắc phải sẽ theo mình suốt đời. Bệnh lý của bạn phải đến trực tiếp để bác sĩ thăm khám xem bạn đau cư trú ở đốt sống cổ hay đau lan qua dây thần kinh hay không, có phù hợp vớಌi tình trạng MRI của mình hay không.

Cách điều trị hiệu quả sẽ căn cứ vào hình thái và mức độ nặng của thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm đa phần được điều trị bằng nội khoa, đáp ứng đến 90%, chỉ có 10% còn lại là những thoát vị nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa bắt buộc phải tìm đến phương pháp phẫ🍸u thuật.

Đau sau gáy
 
 

Chào bác sĩ. Tôi 60 tuôi, kết quả MRI cột sống cụ thể:
1. Thoái hóa mọc gai xương thân đốt L4-L5
2. Thoái hóa mất nước đĩa đệm L4-S1
3. Đệm L4-L5 lồi ra sau 4mm, trung tâm, chèn lõm bao màng cứng, không chèn rễ thần kinh hai bên.
4. Thoái hóa khớp liên mấu sau L4-S1 hai bên.

Trọng Dung, 60 tuổi, Q3, TP. HCM

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bác,

Tình trạng của bác là thoái hóa cột sống và đĩa đệm hay gặp ở người lớn tuổi. Thoát vị đĩa cột sống thắt lưng L4-L5 không chèn rễ thần kinh hai bên, đau vùng mông và chân phải có thể là triệu chứng đau thần kinh tọa. Điều trị nên kết hợp cả dùng thuốc và luyện tập: không bưng vác nặng, không thay đổi tư t💮hế đột ngột, nên tập kéo xà, có thể đi kéo dãn cột sống và đeo đai cố định cột sống thắt lưng khi đứng và đi lại. Chúc bác khỏe mạnh.

Chào bác sĩ, em bị thoát vị đĩa đệm l5/s1 rất đau lưng, em bị chèn ép dây thần kinh tọa 1 bên chân trái rất khó chịu, nóng rát 2 bên bắp chân, giờ còn bị đau các khớp chân tay. Em cũng đã chữa nhiều nơi từ châm cứu đến thuốc nam, thuốc bắc nhưng không khỏi. Mong được bác sĩ tư vấn ...
Phong Trần, 32 tuổi, Nam Định

BS.CKI Trần Xuân Anh

Chào bạn,

Trước hết, bác sĩ phải xem được phim MRI của bạn, xem mức độ chèn ép thần kinh của bạn như thế nào ღđể biết cách thức điều trị. Thoát vị đĩa đệm sẽ có hai phương pháp điều trị chính: thứ nhất là phươ﷽ng pháp điều trị nội khoa bảo tồn; thứ hai, nếu thất bại bảo tồn sẽ chuyển sang phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bảo tồn sẽ phối hợp giữa thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và vận động trị liệu giúp bạn cảm thấy khá hơn và thích nghi với tình trạng chèn ép. Tuy nhiên, nếu thuốc và các phương pháp khác không giúp bạn cải thiện được triệu chứng 6-8 tuần và trên hình ảnh MRI phù hợp với bệnh lý có thể hướng đến phương pháp phẫu thuật. Phương 🎉pháp phẫu thuật nhằm giải quyết triệt căn nguyên chèn ép thần kinh và giúp cho bạn trở lại cuộc sống bình thường.

Điều trị bớt đau theo là điều trị bảo tồn, có nhiều phương pháp: thứ nhất là điều trị bằng thuốc, thứ 2 là điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu, thứ 3 là vận động trị liệu. Nếu bạn đau nhiều phải kết hợp với cả ba để đạt mức độ giảm đau tốt nhất cho bạn𝓀. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM có rất nhiều máy móc phục hồi chức năng vật lý trị liệu, giúp cải thiện triệu chứng đau, giảm sự phụ thuộc vào thuốc.

Cơ xương khớp
 
 

Bác sĩ cho em hỏi, chống chỉ định của 🍒thoát vị đĩa đệm là♓ gì?

Lê Đạt, 30 tuổi, Tây Ninh

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào anh,

Để tư vấn chính xác, chúng tôi cần biết rõ vị trí thoát vị cũng như mức độ thoát vị, các sinh hoạt của anh để tư vấn. Tuy nhiên, nhìn chung đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh lao động nặng, sử dụng các tư thế⭕ làm tăng áp lực lên đĩa đệm, làm đau tăng như nằm võng, cúi người mang vật nặng, ngồi lâu một tư thế... và nên đến các cơ sở vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được hướng dẫn hoạt động trị liệu phù hợp với công việc của mình. Chúc anh khỏe mạnh, hạnh phúc

Mẹ chồng tôi🗹 năm nay 70 tuổi bị thoát vị đĩa đệm,🌱 bị viêm đa khớp, đầu gối và các khớp sưng to. Xin hỏi bác sĩ 2 bệnh này có chữa được không?

Trịnh Thị Phương, 39 tuổi, Hoà Bình, Xuyên Mộc, BRVT

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Trường hợp của mẹ chồng bạn cần phải làm xét nghiệm một vài yếu tố của bệnh khớp, chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để đánh giá mức độ thoát vị đĩa đệm, siêu âm khớp gối nhằm xác định mức độ tràn dịch khớp từ đó mới đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương tꦑrình.

Thưa bác 🦄♊sĩ. Em khi nằm nghiên lâu hoặc ngồi bệt xuống đất hay bị đau xương phía sau (cảm giác như xương ngang bị đau). Gần đây 2 bàn tay em lại thêm bị tê nhức, uống thuốc thì hết, hết thuốc thì bị lại. Cho em hỏi cả 2 bệnh lý trên có cách nào chữa khỏi không ạ.

Lê Duy Phương, 41 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, TP.HCM

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Bạn nên đi đến bệnh viện khám, chụp phim cộng hưởng t🐷ừ cột sống thắt lưng và xét nghiệm một vài chỉ số về cơ xươn𝔍g khớp để đánh giá. Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp thuộc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết. Từ đó, bác sĩ tìm ra nguyên nhân thực sự của triệu chứng và có phương án điều trị hiệu quả, triệt để. Chúc bạn khỏe mạnh.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6♛8ꦿ58, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Trân trọng.

Thưa bác sĩ, năm 2016 tôi từng bị đau vùng cổ, gáy đi bệnh viện khám thì được chẩn đoán là rối loạn vận mạch não do thoái hoá đốt sống cổ. Sau đó được kê thuốc và đỡ hơn tuy nhiên gần 1 năm trở lại đây tôi thường xuyên bị đau trở lại, hay bị chóng mặt, ù tại buồn nôn. Tôi từng ...

Nguyễn Hoài Thương, 40 tuổi, Thái Nguyên

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bác,

Trường hợp của bác bị đau cột sống cổ, đau đầu, được chẩn đoán rối loạn vận mạch nꦰão do thoái hóa đốt sống cổ là hoàn toàn phù hợp. Khi cột sống cổ bị thoái hóa hoặc có bệnh lý ở cột sống cổ, các động mạch đưa máu từ tim lên não khi đi qua cột sống cổ cũng bị cản trở, ảnh hưởng.

Vì vậy, não bị thiếu máu và gây đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nếu tình trạng bệnh lý ở cột sống cổ kéo dài thì thiếu máu não cũng kéo dài và tăng lên, gây nên các hiện tượng n🎀hư đau đầu, chóng mặt, thay đổi tâm tính, hay quên, thậm chí có những người 🐻mất ngủ kéo dài, trầm cảm do các tổn thương ở cột sống.

Để cải thiệnꦇ được tình trạng thiếu máu não do các bệnh lý cột sống ở cổ, bác nên đi khám. Các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và bác sĩ chuyên khoa thần kinh giúp bác vừa cải thiện các bệnh thoái hóa cột sống cổ, vừa cải thiện được các bệnh lý ảnh hưởng xương, đốt sống cổ hoặc đĩa đệm đốt sống cổ.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não mã🌼n tính do tưới máu của não bị thiếu, bác cũng có thể được phục hồi chức năng bằng các biện pháp không dùng thuốc giúp đưa máu từ tim lên não đượꦇc tốt hơn.

Trong trường hợp nặng, cột sống cổ bị tổn thương nhiều hoặc đĩa đệm bị thoát vị nhiều gây chèn ép tuần hoàn não hoặc lên vùng tủy cổ thì cần phải có sự hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật thần kinh giúp cho giải ép vùng cột sống cổ. Để cải thiện tình trạng hiện nay, bác cần đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa như chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa cơ xương khớp, các chuyên gia về phục hồi chức năng thăm khám và💙 đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với bác. Trân trọng.

Đau vùng cổ
 
 

Chào bác sĩ, bố em 45 tuổi, khoảng 10 năm trước bố bị chấn thương cột sống do khuân vác đồ nặng. Lúc đó bố được hướng dẫn đi châm cứu cột sống và 2 chân nhưng tình trạng không đỡ mà càng nặng thêm. Sau đó, bố có đến bệnh viện chụp X-quang và MRI thì vẫn không thấy chấn thương, nhưng chân bố ...

Khánh Chi, 20 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào em,

Tình trạng của bố em xuất hiện cách đây 10 năm. Năm na𝕴y, bố em mới ngoài 40 tuổi, như vậy, bố em đã đau lưng và hạn chế vận động từ khi ngoài 30 tuổi. Tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý cột sống, đôi khi chúng có sẵn và chỉ bùng phát khi có yếu tố thuận lợi khi bố em bê vật nặng. Bê vật♎ nặng sẽ gây chấn thương cột sống, gây đau, kết hợp với bệnh sẵn có làm cho tình trạng cột sống càng ngày tệ hơn.

Vì bệnh kéo dài 10 năm nên em phải đưa bố đến cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa và có trang thiết bị tốt để khám. Trước hết là chẩn đoán xem bố em tổn thương cột sống như thế nào, tổn thương ở vị trí nào, và tổn thương này là do bệnh l✨ý hay chấn thương.

Sau khi xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất để giúp bố em có thể phục hồi được chức năng🥂 vận động, tái hòa nhập với cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bố em. Trân trọng.

Chấn thương cột sống
 
 
Ba em năm nay 73 tuổi bị thoái hóa khớp, hiện tại ba em không thể đi lại được cho dù đã uống đủ các loại thuốc đông y. Mong bác sĩ tư vấn với độ tuổi của ba em có cơ hội điều trị khỏi bệnh không ạ. Cảm ơn bác sĩ!
Quân Trần, 33 tuổi, Kiên Giang

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào em.

Vấn đề của ba em là năm nay 73 tuổi mà không thể đi lại được. Ba em có thể khỏi được không là câu trả lời là khó. Tuy nhiên, một người 73 tuổi không thể cứ ngồi một chỗ được. Dùng các thuốc đông y không hiệu quả, em cần phải đưa ba đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyê🐻n khoa cơ xương khớp, có kinh nghiệm, có điều kiện về các phương 𒊎tiện chuẩn đoán để chẩn đoán xác định xem ba em không đi được là do bệnh lý khớp gì.

Với kết luận bệnh nào. các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị đó, để giúp▨ ba em ít nhất là có thể tự vận động đi lại trong nhà, tự phục vụ bản thân, không phải sống phụ thuộc๊ vào người khác. Như vậy, chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện. Chúc ba em mau chóng hồi phục.

Thoái hóa khớp
 
 
Em là nữ năm nay 25 tuổi, em khi khám và chụp MRI được chẩn đoán là thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ. Trước đó có điều trị 2 tuần với Vitamin 3B (B1, B6, B12), Canxi dạng viên uống… Em bị đau vùng sau vai phải do có 1 thời gian em viết bài quá nhiều dẫn đến đau, chỉ đau vùng sau ...
Kiều Ý, 25 tuổi, Vĩnh Phúc

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Tình trạng của bạ🍎n cũng giống với triệu chứng của nhiều người hay làm việc ở trong văn phòng, có thể là do bị thiếu vitamin D trường diễn, làm việc trong văn phòng sử dụn🦩g điều hòa quá nhiều cho nên lượng oxy trong phòng có thể không đảm bảo.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn, theo tôi, bạn cũng cần thay đổi lịch làm việc cũng như các hoạt động thể lực khác của mình. Ví dụ như bạn không nên ngồi lâu một tư thế trong văn phòng kéo dài liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Một ca làm việc thường bốn tiếng, sau khoảng hai tiếng bạn nên thay đổi tư thế, đứnꦏg lên đi lại và các động tác để thư giãn cho cột🐬 sống cổ, cho các chi.

Khi vận động, các chi và vùng cột sống sẽ được tưới máu tốt hơn, vì thế bạn cũng sẽ đỡ bị đau hơn. Ngoài giờ♔ làm việc, bạn có thể thay đổi lối sống bằng các hoạt động thể lực năng động hơn, ví dụ như tập thể dục buổi sáng, đi xe đạp, tập các động tác kéo giãn cột sống ví dụ như xà, bơi, kết hợp với nhau sẽ giúp cho bạn cải thiện tình trạng đau khi ngồi viết lâu, khi ở tư thế mà bất động lâu🌌. Trân trọng.

MRI
 
 
Kính gửi bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, đi khám bệnh viện tuyến tỉnh chẩn đoán thoái hóa các cột sống thắt lưng, thoái hóa xương chậu. Nằm xuống phải lựa chiều mới dậy được. Gần đây tôi bị đau nhức cánh tay, hạn chế vận động của cánh tay. Thỉnh thoảng bị một đợt đau lưng. Tôi đã uống các loại thuốc theo ...
Phạm Tuấn Anh, 45 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Trường hợp này cần phải xác định x♈em tình trạng đau đó có phải do bị bệnh viêm cột sống dính khớp hay không. Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý gây tổn thương, gây viêm lên cột sống cũng như khớp háng làm cho người bệnh rất đau khi thay đổi tư thế, nhất là ở người trẻ bị viêm cột số🔯ng dính khớp thì loãng xương cũng rất sớm.

Ở lứa tuổi của bạn nếu không hút thuốc lá, không dùng thuốc để chữa các bệnh khác mà bị đau lưng, loãng xương sớm cần phải đến bác sĩ để làm các chẩn đoán xác định rõ ràng. Để chẩn đoán bệnh này, ngoài việc thăm khám lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp có kinh nghiệm, các bạn sẽ còn phải làm các thăm dò chẩn đoán bằng các phương pháp chụp phim X-quang, cũng như là 🦂làm các xét nghiệm miễn dịch.

Một số xét nghiệm chuyên khoa khác, bạn cần phải đến một cơ sở y tế đủ điều ki🍌ện về trang thiết bị cũng như là có bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp có kinh nghiệm để giúp cho bạn chẩn đoán là đau cột sống thắt lưng dဣo một thoái hóa đơn thuần theo lứa tuổi hay là đau cột sống thắt lưng do viêm cột sống dính khớp.

Đối với đau cột sống thắt lưng do thoái hóa đơn thuần, người bệnh chỉ đau khi vận độn🍸g, nghỉ ngơi sẽ đỡ đau. Nhưng trong trường hợp bị đau do viêm cột sống dính khớp, đau sẽ tăng lên vào lúc nghỉ, nhất là vào ban đêm và nửa đêm gần sáng.

Đa🔥u cột sống do viêm cột sống dính khớp thì hậu quả gây nên tàn phế, thậm chí người bệnh không thể đứng thẳng được, lưng bị gù ra phía sau và các khả năng lao động cũng như là khả năng hòa nhập cuộc sống, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, bạn cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

Loãng xương
 
 

Thưa bác sĩ ba cháu bị thoát vị đĩa đệm 4 năm nay rồi, uống thuốc tây mãi không khỏi, cháu ngဣhe nhiều người nói bệnh này có thể chữa bằng 🎀đông y phải không ạ? Điều trị đông y có chữa dứt điểm được không bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ!

Lan Hoài, 28 tuổi, Long Khánh, Đồng Nai

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Thoát vị đĩa đệm có thể từ chấn𓄧 thương do mang vác nặng. Nhưng với một người nhiều tuổi, bị thoát vị đĩa đệm đã bốn năm là quá trình thoái hóa của cơ thể. Dù điều trị đông y, tây y hay tập luyện cũng không thể chữa hết hoàn toàn thoát vị đĩa đệm, trừ khi phẫu thuật để lấy nhân nhầy của đĩa đệm.

ꦏTuy nhiên, nếu không phẫu thuật, bố của cháu cũng có thể điều trị làm⛦ sao cho cơ thể thích nghi được và chung sống với thoát vị đĩa đệm. Trường hợp điều trị thuốc tây y đạt được một kết quả nhất định, bố của bạn muốn chuyển sang đông y vẫn rất tốt.

Trong thực tế, y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp và nhiều bài thuốc giúp điều trị các chứng đau do thoát vị 🎉đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống. Tuy nhiên trước khi chuyển sang điều trị đông y, bố của bạn cũng cần được xác định rõ ràng đây là đau cột sống thắt lưng do thoái hóa và t🐼hoát vị đĩa đệm.

Đau cột sống do thoát vị đĩa đệm là nguyê𝕴n nhân 𓆏chính nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác gây đau cột sống lưng. Trước khi điều trị phải loại trừ những nguyên nhân khác, nhất là những nguyên nhân gây đau cột sống đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thì phải được chẩn đoán và phát hiện sớm. Trân trọng.

Chữa thoát vị đĩa đệm
 
 

Mẹ cháu năm nay 60 tuổi, sau tết bị ngã nên gãy xương ở cổ tay, mẹ cháu đã đi bó bột và đã được tháo bột nhưng vẫn đau và sưng, các ngón tay nắm lại nhưng không nắm được mà chỉ co lại được thôi. Gần đây mẹ cháu lại bị đau ở phần xương cổ và đã khám ở BV tỉnh được ...

Long Hoàng, 27 tuổi, Vĩnh Long

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào cháu,

Trường hợp của mẹ cháu chắc chắn là rất đau. Ở một người 60 tuổi, theo thời gian cột sống cổ bị thoái hóa, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và chụp phim lên có thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đau cột sống🍒 cổ còn là hậu quả sau khi bị gãy xương ở vùng cổ tay. Trên thực tế, có một bệnh người ta gọi là hội chứng sudeck (hội chứng gây loãng xương) đồng thời là viêm thần kinh giao cảm sau gãy xương, chấn thương.

Vì v✤ậy, tuy đã lành nhưng các phần xung quanh chấn thương lại có những phản ứng của cơ 𒆙thể làm cho đau và lan lên vai cũng như cột sống cổ. Để xác định xem tình trạng của mẹ cháu đau là do thoát vị đĩa đệm hay do hậu quả bị gãy xương, cháu cần đưa mẹ đến cơ sở y tế có các chuyên gia về cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Mẹ cháu🉐 có thể được khám và cho làm xét nghiệm, chụp phim X-quang, đo mật độ xương, làm xét nghiệm máu để xác định chắc chắn tổn thương đau này là do nguyên nhân gì.൩ Khi đó, bác sĩ mới có phương pháp điều trị cụ thể cho mẹ cháu và có thể đỡ đau được. Trân trọng.

Đau ở phần xương
 
 

Ba em bị thoái hóa đốt sống lưng, thêm bệnh đau dạ dày nên mỗi lần uống thuốc điều trị thoái hóa là bị đau dạ dày🦹 kéo dài. Có thuốc điều trị thoái hóa nào không bị đau dạ dày mà hiệu quả không? Ngoài uốn𒉰g thuốc, có những phương pháp điều trị nào để bớt đau không bác sĩ? Em cảm ơn

Quỳnh Chi, 27 tuổi, Dĩ An, Bình Dương

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Đau cột sống hay đau khớp do thoái hóa, về nguyên tắc điều trị có thể dùng thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc, trong một số trường hợp cầ▨n thiết cần có vai trò của bác sĩ phẫu thuật. Đối với trường hợp cụ thể như bạn vừa hỏi ở mức độ đau không phải đau nặng hay cấp tính, bạn có thể thực hiện các biện pháp không dùng thuốc ví dụ như tập vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng cho cột sống, tập xà, đi bơi, đạp xe đạp... Bạn có thể tập các động tác nhẹ ngàng, phù hợp với lứa tuổi.

Bạn có thể sử dụng dùng thuốc chống viêm, giảm đau dạ dày trong những đợt đau cấp. Ngoài những đợt đau cấp, bạn có thể sử dụng các biện pháp ví dụ như xoa bóp, bấm huy♍ệt, thậm chí có thể châm cứu, sử dụng thêm các sản phẩm có tinh chất peptan giúp chống thoái hóa khớp bằng cách bả🎀o vệ sụn khớp và phần xương dưới sụn.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng.

Thoái hóa đốt sống lưng
 
 

Em bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5. Em đã chữa ổn định nhưng bây giờ các khớp của em hay kêu lục cục, khớp bị cứng. Em có đi khám 1 vài nơi thì có nơi nói khô khớp, có nơi nói thoái hóa.
Bác sĩ cho em hỏi đó là bị khô khớp hay là thoái hoá ạ, em ...

Minh An, 25 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Nếu tình trạng của bạn chỉ có lục cục khớp ở cột sống thắt lưng khi vận động, bạn không đáng lo ngại. Nếu những tiếng l🍷ục cục phát ra kèm theo đau cột sống càng ngày càng tăng rất có khả năng bạn bị viêm ở vùng thân đốt s𒀰ống hoặc ở đĩa đệm.

Các tiếng lục cục phát sinh là do quá trình viêm khiến phần mềm cạnh kꦏhớp cũng như bề mặt sụn, khớp bị phù nề. Khi thay đổi tư thế, những bề mặt này trượt lên nhau gây ra những tiếng động bất thường.

Còn khô khớp hay thoái hóa khớp đều nói lên tình trạngౠ thoái hóa bề mặt sụn khớp. Khi bề mặt sụn khớp bị thoái hóa, tinh chất sụn trên bề mặt sụn khớp bị mất nước hoặc khô đi. Tuy nhiên, bạn đang ở tuổi 25, tôi chưa nghĩ nhiều đến vấn đề khôౠ khớp hoặc thoái hóa khớp. Vì vậy, nếu bạn muốn xác định rõ ràng nguyên nhân cần được thăm khám để tư vấn cụ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống
 
 

Thưa bác sĩ, mẹ em năm nay 45 tuổi. Gần đây mẹ xuất hiện các triệu chứng đau và lở loét đầu ngón tay, da một số vùng trở nên trơn bóng, sưng khớp. Mẹ em đi khám thì bác sĩ chưa chẩn đoán chính xác được bệnh, nghi ngờ giữa xơ cứng bì và lupus ban đỏ. Bác sĩ cho em hỏi, với các ...

Ánh Hương, 23 tuổi, Cam Lộ, Quảng Trị

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào cháu,

Trường hợp của mẹ cháu có thể mắc một bệnh lý về h🧸ệ thống miễn dịch như lupus ban đỏ, xơ cứng bì, nh𒁃ưng cũng có một số trường hợp bị hội chứng chồng lắp giữa bệnh xơ cứng bì và lupus ban đỏ. Đối với nhóm bệnh lý miễn dịch tương đối khó khăn trong chẩn đoán, nhất là ở giai đoạn sớm khi các triệu chứng bệnh chưa biểu hiện đầy đủ.

Để 🎃xác định mẹ cháu bị bệnh🍨 gì, cháu có thể đưa mẹ đến khám tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM. Cháu có thể liên hệ trước qua tổng đài để đặt lịch khám. Khi có lịch khám, cháu đưa mẹ đến cùng với tất cả những giấy tờ liên quan đến sức khỏe từ trước đến giờ để đến gặp bác sĩ.

Khi gặp bác sĩ, cháu nên mô tả chi tiết các triệu chứng xảy ra theo trình tự thời gian để bác sĩ định hướng mẹ cháu có nên thăm khám và xét nghiệm thêm không. Điều này giúp rút ngắn thời gian thăm khám và các🀅 chi phí khi phải làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Sưng khớp
 
 

Chào bác sĩ, em 30 tuổi đang là mẹ bỉm sữa ạ, khoảng 2 tháng nay 2 bắp chân của em bị đau, tê và có dấu hiệu sưng lên, em có đi bệnh viện thăm khám thì bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm L4/5 và L5s1. Em có uống thuốc theo đơn của bác sĩ và có đi bấm huyệt nữa, ...

Tú Vy, 30 tuổi, Quận 12, TP.HCM

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Một bà mẹ bỉm sữa 30 tuổi đau lưng có cả sưng đau hai gót chân nữa, thường chúng tôi nghĩ đến các bệnh lý ở 🃏cột sống do viêm như viêm thân đốt sống hoặc viêm khớp cùng chậu gây nên các viêm khớp phản ứng có biểu hiện là viêm ở vùng xương gót.

Bạn cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm do trong quá trình mang thai tư thế của cột sống thay đổi, khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác, bạn bị đau cột sống thắt lưng, bị đau xương gót do thoát vị đĩa đệm hay do viêm khớp♛ cùng chậu sau sinh, bạn cần phải đến các cơ sở y tế.

Với kinh nghiệm của tôi, một phụ nữ sau sinh còn trẻ tuổi mà sưng đau xương gót nhiều lần thì khả năng là viêm khớp phản ứng, viêm khớp cùng chậu và viêm các thân đốt sống nhiều hơn là khả năng sưng đau cột sống do thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, bạn cần đi khám sớ🧜m.

Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa kh🅰oa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được ღhỗ trợ. Trân trọng.

Lưng bị  vẹo
 
 

Thưa bác sĩ, thoái hóa xương khác với thoái hóa khớp ở điểm nào? B﷽ệnh nào nguy hiểm hơn ạ? Mẹ em 68 tuổi, được chẩn đoán thoái hóa xương chậu, bác sĩ không chỉ định phẫu thuật mà chỉ cho thuốc uống. Liệu điều trị nội khoa tron🌱g trường hợp của mẹ em có hiệu quả không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trần Thị Thu Giang, 30 tuổi, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào em,

Thường khớp bị hỏng ở bề mặt sụn và phần xương dưới sụn, nhất là bề mặt sụn gọi là thoái hóa ⭕khớp, còn các bệnh lý ở xương chủ yếu gây nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Trong trường hợp của mẹ em, bác sĩ chẩn đoán là thoái hóa xương chậu, thực ra là th👍oái hóa ở khớp háng hoặc ở khớp mu, còn loãng xương ở phần xương chậu có thể gặp. Tuy nhiên gãy xương chậu tự nhiên do loãng xương rất hiếm gặp trừ khi là bị chấn thương.

Ở vùng xương chậu nếu gãy xương do loãng xương có thể gãy ngành ngồi mu. Đây là nhánh xương phải chị💟u lực nên có thể gãy và thường gặp ở các trường hợp có bệnh lý về xương chứ không phải do thoái hóa. Mẹ em cần được khám cụ thể, tùy thoái từng giai đoạn thoái hóa, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể xem có thể điều trị bảo tồn bằng dùng thuốc, bằng tập luyện phục hồi chức năng hay phải điều trị bằng phẫu thuật. Trân trọng.

Thoái hóa xương