VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 24/11/2024
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, bị thoái hóa đốt sống L4-L5 và tê xuống chân do công việc phải ngồi thường xuyên. Hiện tôi đang uống thuốc của bệnh viện nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng lắm. Ngoài ra, tôi còn bị suy thận độ 2, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi phương pháp điều trị phù hợp ạ.
Loan Anh, 50 tuổi, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào chị,

Trường hợp của chị, đau xương khớp ൲có thể do thoái hóa nhưng cũng có th🔯ể do hậu quả bệnh thận mãn tính đã có suy thận giai đoạn hai. Các thuốc điều trị bệnh lý cơ xương khớp phần lớn được đào thải qua gan và thận. Một số thuốc có thể khiến tổn thương thận nặng lên. Giải pháp tốt nhất với chị hiện nay là đến bệnh viện để gặp các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp, bác sĩ chuyên khoa Thận - Tiết niệu. Các bác sĩ sẽ cùng hội chẩn, tìm ra những phương pháp, loại thuốc phù hợp với tình trạng thực tế.

Chị không nên điều trị theo những lời mách bảo hay tự điều trị từ những nguồn thông tin không từ bác sĩ khám trực tiếp. Điều này không khiến bác đỡ đau, trái lại còn làm bệnh suy thận nặng thêm. Nếu suy thận độ hai chuyển sang độ ba, bốn, chị có thể phải lọc máu ngoài cơ thể hoặc có thể phải thay thận, khi đó rất tốn kém và nguy hiểm cho tính mạng. Chị nên sớm đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tr♓ân trọng.

Thoát hóa đốt sống
 
 
Thoát vị đĩa đệm trước giờ em nghĩ chỉ gặp đa số ở người lớn tuổi thôi, nhưng em không ngờ chồng em mới 28 tuổi cũng bị bệnh này, đi khám bác sĩ kết luận bị thoái hóa đốt sống C5 C6, cứ cuối đầu xuống là tê hết tay, nếu như mổ thì cũng sẽ để lại di chứng nên em lo lắm ...
Thanh Lộc, 27 tuổi, Vĩnh Long

BS.CKI Trần Xuân Anh

Chào bạn,

Thứ nhất, bạn phải biết chồng bạn chụp phim gì mới có được chẩn đoán chính xác. Ví dụ, chụp MRI thoái hóa đĩa đệm C5,ﷺ C6 có chèn ép tủy sống mà kèm với tình trạng cúi đầu xuống tê hai tay là dấu hiệu nguy hiểm. Lời khuyên của tôi là chồng bạn nên đi khám trực tiếp, rồi sau đó chụp phim MRI để đánh giá mức độ chèn ép tủy sống có phải là ꧃nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đó không.

Bệnh có thể điều trị được bằng thuốc, vật l๊ý trị liệu hoặc vận động trị liệu phục hồi chức năng nếu ở mức độ chèn ép⛎ tủy sống ít, nhẹ. Nếu như c🐈ải thiện triệu chứng sẽ phải sống chung với bệnh. Nếu không đáp ứng, bác sĩ có thể hướng đến phương pháp phẫu thuật.

Trường hợp của chồng bạn đã có triệu chứng tê hai tay khi cúi đầu nên đi khám sớm bác sĩ chuyên khoa về thần kinh cột sống để có những chẩn đoán chính xác nhất. Lưu ý người 🐬bệnh không nên tự điều trị, đến những nơi không chuyên về cột sống và tự ý dùng thuốc. Điều này sẽ không thể phát hiện được bệnh giai đoạn sớm, dễ để lại những di chứng không mong muốn.

Đau nhức đốt sống lưng
 
 

Tôi 40 tuổi, là nhân viên văn phòng. Cách đây 2 năm tôi bị đau nhức ở lưng và tê buốt chân phải, đi khám thì được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Từ đó đến nay tôi phải dùng thuốc điều trị, nhưng hiện tôi đang thấy rất nản vì uống thuốc mãi mà không khỏi, gần đây những cơn đau xuất hiện nhiều ...
Oanh Kiều, 40 tuổi, Quận 1, TP.HCM

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào chị,

Theo như mô tả của chị thì khi nào ho, hắc hơi, tình trạng đau chèn ép tăng lên. Như vậy, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của chị cũng khá nặng. Biện pháp tốt nhất đúng như thầy thuốc đã khuyên là nên mổ để lấy nhân của đĩa đệm bị thoát vịও ra và giải ép cho vùng thần kinh bị chèn ép, trừ trường hợp sức khỏe không cho phép hoặc chưa có điều kiện, tốt nhất là nên phẫu thuật giải ép sớm.

Nếu chị để tình trạng chèn ép càng lâu, quá trình phục hồi sau phẫu thuật càng kém. Trong trường hợp chị chưa phẫu thuật được cũng nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, bác sĩ có biện pháp giúp bác giảm đau tốt nhất, đồng thời dùng thêm các thuốc điều trị loãng xương, chống thoái hóa khá﷽c.

Tuy nhiên để dùng thuốc gì phù hợp với chị trong tình trạng hiện nay, bác💙 sĩ cần được thăm khám cụ thể,🧔 chụp phim và làm một số các xét nghiệm về máu, xét nghiệm cần thiết khác. Sau đó, bác sĩ mới đưa ra biện pháp điều trị cụ thể cho chị được.

Thoát vị đĩa đệm
 
 

Kính chào bác sĩ, trước đây con trai tôi có thói quen đeo balo rất nặng khi đi học. Sau này cháu hay than đau nhức và gia đình hạn chế việc mang nhiều tập sách cho cháu nhưng dáng đi của cháu có vẻ gù về phía trước, dù cháu sinh ra rất bình thường. Gia đình tôi vô cùng lo lắng. Có cách ...

Trần Anh Khoa, 37 tuổi, Q.5, TP.HCM

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Tình trạng gù lưng về phía trước của học sinh khá phổ biến vì cặp quá nặng. Bạn giảm trọng lượng cặp sách cho con trẻ là hướng xử trí rất đúng.ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Bạn có thể điều chỉnh tư thế của bé thứ nhất là giảm trong lượ𓆉ng cặp sách, thứ hai là giáo dục con ở những trường hợp không cần thiết thì bỏ balo xuống, thứ ba là điều chỉnh tư thế của bé khi đi dáng đi thẳng lưng.

Về việc tập luyện làm sao để bé có dáng đi thẳng lại, tại trung tâm của chúng tôi có thiết kế những bài tậ☂p để phát triển tố chất vận động cho trẻ một cách toàn diện, đồng thời hướng dẫn cho trẻ những tư thế sinh hoạt, đi, đứng, ngồi đúng để trẻ có thể phát huy tối đa khả năng vận động cũng như giữ được tư thế đúng.

Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay 60 tuổi mỗi lần đau nhức hay chườm nóng, tự mát xa thì đỡ, sau tái phát thì mua thuốc tây uống hết nhưng sau đó lại tái đi tái lại, đi khám mới biết bị thoát vị địa đệm lưng, bây giờ tôi nên cho mẹ uống thuốc gì? Điều trị ra sao để khỏi hẳn?
...
Vĩnh Nguyễn, 30 tuổi, Phú Thọ

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Năm nay, mẹ của bạn 60 tuổi và đau cột sống lưng, ngoài chuyện thoát vị đĩa đệm còn loãng xương, có thể còn bị viêm thân đốt sống. Để xác định chính xác ngoài chuyện đau do thoát vị đĩa đệm, mẹ của bạn cũng cần được bác ꧙sĩ chuyên khoa thăm khám, chụp phim, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xác định xem n💖guyên nhân gây đau lưng.

Với các nguyên nhân cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị cụ thể. Trong trường hợp chỉꦏ là đau lưng đơn thuần do thoát vị đĩa đệm, ngoài dùng thuốc còn phải sử dụng các biện pháp không dùng thuốc ví dụ như tập luyện, thay đổi lối sống, nếu có thừa cân béo phì phải giảm cân, tập các động tác cột sống, nhất là kéo giãn cột💎 sống.

Tất cả các biện pháp sẽ hỗ trợ nhau, là🎐m sao để giúp người bệnh thích nghi được với hoàn cảnh đau của mình, còn điều trị tiệt căn không còn bị đau lưng nữa là điều khó có thể làm được. Bởi vì 60 tuổi, tóc đã bạc không thể làm cho tóc đen trở lại được, các đĩa đệm cột sống bị thoái hóa cũng không thể làm cho nó trẻ trở lại.

Các bác sĩ sẽ giúp cho mẹ của bạn thích nghi được với hoàn cảnh, lứa tuổi, sức khỏe, cơ thể chấp nhận đượꦯc ở mức độ đau chịu đựng được, không ảnh hưởng đến chất🦂 lượng cuộc sống.

Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi bị thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm L5S1 được hơn 1 năm rồi ạ, đã đi chữa nhiều nơi, ăn uống tẩm bổ đủ cả nhưng bệnh chỉ đỡ 1 thời gian xong lại tái lại. Có những lần cơn đau kéo dài liên tiếp 2-3 ngày em cứ tưởng mình bị liệt ...
Thúy Hoàng, 25 tuổi, An Giang

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Bạn vẫn còn trẻ nhưng tình trạng đau của bạn có vẻ không đơn giản, vì vậy lời khuyên của tôi, bạn cần đến bệnh viện gặp chuyên gia của cơ xươ♐ng khớp sớm. Bác sĩ giúp 💟bạn chẩn đoán xem tình trạng đau này có liên quan thế nào đến bệnh lý cơ xương khớp và thực tế bạn bị mắc bệnh gì.

Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra cho bạn hướng điều trị phù hợp. Do bạn chưa có giꦡa đình và cần phải chuẩn bị sức khỏe để sau này sinh con cho nên việc chẩn đoán, điều trị sớm rất cần thiết.

thoát vị đĩa đệm
 
 

Em đang mang thai nhưng hay gặp những cơn đau âm ỉ ở lưng, nhức mỏi khi đứng lên ngồi xuống thường xuyên, có phải em bị thoát vị đĩa đệm không? Liệu em có ảnh hưở💃ng gì hay em có phải sinh mổ không? Rất mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.

Thùy Anh, 28 tuổi, Bình Phước

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Phụ nữ khi mang thai rất hay đau cột sống. Thứ nhất là khi em bé ngày càng lớn, sức chịu lực, mức độ chịu lực, tư thế chịu lực của cột sống bị thay đổi làm cho bà mẹ dễ đau lưng. Thứ hai, tron🎉g quá trình lớn lên, em bé sẽ lấy canxi, vitamin D từ người mẹ nên nếu như trong thời kỳ mang thai không được bù đủ canxi, vitamin D thì chất lượng xương ở cột sống lưng cũng bị giảm xuống, làm cho lưng bị yếu, sức chịu lực cũng kém đi, khiến bạn bị đau lưng.

Việc đau lưng khi mang thai không quyết định là có sinh mổ hay không vì sinh mổ phụ thuộc vào cân nặng của em bé và kích thước của khung chậu chứ không phải phụ thuộc vào chất lượng xương ở cột sống. Tuy nhiên, xương cột෴ sống vững chắc thì khi chuyển dạ bà mẹ sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc chịu đựng cơn đau🥂 khi chuyển dạ và có sức dặn giúp cho em bé ra ngoài dễ dàng.

Đau cột sống
 
 

Tôi năm nay 40 tuổi, bị đau lưng mấy năm rồi. Tôi có đi chụp X-quang, bác sĩ nói, tôi bị thoái hóa xương đốt sống thắt lưng. Dạo này, tôi lại thấy đau dai dẳng trở lại. Bác sĩ cho tôi hỏi có nên đi chụp lại và tôi nên dùng loại thuốc nào uy tín có thể chữa khỏi bệnh của tôi. Rất ...

Kiên Hoàng, 40 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Bạn mới 40 tuổi mà đau cột sống thắt lưng dai d💃ẳng, bạn cần xác định xem đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, bệnh lý đĩa đệm cột sống hay dbệnh lý khác, nhất các bệnh lý viêm thân cột sống đĩa đệm.

Để chẩn đoán, xác định nguyên nhân đau cột sống thắt lưng, bạn nên mang phim X-quang chụp trước đâ𒅌y đến gặp bác sĩ cơ xương khớp chuyên khoa, chúng tôi khám thực tế và tham khảo phim X-quang sẵn có để từ đó tư vấn cho bạn cần phải làm gì thêm. Bạn có thể phải chụp phim cộng hưởng từ cột sống, làm thêm xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm miễn dịch tùy theo tình trạng bệnh cụ thể khi thăm khám.

Xương khớp