VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 23/11/2024

Tôi 35 tuổi, hiện mang thai sáu tuần. Tôi sinh con lần đầu năm 31 tuổi, bị tiền sản giật nên sinh mổ. Năm 33 tuổi, tôi bị thai lưu. Lần mang thai này tôi cần ăn uống và làm những gì để có thai kỳ khỏe mạnh? Bé đầu sinh bị vàng da thì bé sau có cách nào ngăn ngừa từ lúc mang ...

Phung Thi Khai, 35 tuổi, Rạch Giá, Kiên Giang

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn,

Bạn có tiền sử tiền sản giật một lần, tiền sử sảy thai một lần,để lần mang thai tới có thai kỳ khỏe mạnh thì tốt nhất trước khi mang thai bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bạn xem ꦓrằng cân nặng có phù hợp không, có dư cân không vì đó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạꦡng tiền sản giật. Bạn cũng cần xem xét có bị cao huyết áp trước đó hay không.

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ trước khi mang thai, bạn cần thay đổi lối sống tích cực hơn. Chẳng hạn như trước đây bạn ít vận động thì có thể tập thể dục để cải thiện sức khỏe cho lần mang thai tới. Nếu bạn mang thai trong vòng 3 tháng đầu ti🦂ên có thể tầm soát, phát hiện sớm tiền sản giật. Trường hợp bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc để dự phòng nguy cơ tiền sản giật t✨rong những tháng cuối của thai kỳ.

Chúc gia đình bạn sức khỏe và sớm có tin vui! Nếu có thêm b𝐆ất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Tiền sản giật
 
 

Cả hai vợ chồng bị thiế🍰u máu di truyền thì nên cần thực hiện các xét nghiệm nào để chuẩn bị mang thai? Đến bệnh viện máu huyết học hay bệnh viện chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai thưa bác sĩ? Bé sinh ra từ cha và mẹ bệnh về thiếu máu di truyền sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Nguyễn Hoàng Linh, 26 tuổi, 177 ấp 4, Phước Lợi, Bến Lức, Long An

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi

Chào bạn,

Đối với bệnh thiếu máu di truyền hay còn gọi là tan máu bẩm sinh, nếu cả hai vợ chồng bạn đều mang gen bệnh thì khi sinh em bé sẽ có 3 khả năng:
- 25% bé sinh ra bình thường, không bị bệnh;
- 25% bé thừa hưởng gen bệnh từ cha mẹ;
- 50% trẻ mang gen bệnh như💫ng không thể hiện bệnh ra bên ngoài.

Để biết bé nhà bạn thuộc trường hợp nào, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để thực hiện các phươ♕ng pháp xét nghiệm, chẳng hạn như chọc ối để tìm các tế bào thai nhi, sau đó phân tích bộ gen của bé. Thời điểm chọc ối vào khoảng 16-17 tuần.

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành phân tích gen ở các thời điểm sớm hơn. Trong trường hợp bé bình thường không mang gen bệnh hoặc mang gen bệnh nhưng không biểu hiện bệnh ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi thai kỳ như bình thường. Còn nếu thực sự thai nhi là một em bé mang bệnh, bạn sẽ được 😼tư vấn bởi các bác sĩ di truyền cũng như bác sĩ sản khoa để có hướng xử trí phù hợp.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, b🦩ạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia 💯của chúng tôi. Trân trọng!

xét nghiệm
 
 

Cho em hỏi, con em 4 tháng nặng 7kg. Từ khi sinh bé hay ọc và trớ sữa, đi khám chuẩn đoán trào ngược dạ dày thưc quản cho uống smethicon và men vi sinh biogaia. Bé dùng có đỡ nhưng hết thuôc là bị lại, em đã khắc phục cho bé nằm cao đầu, chia nhò cữ ăn, và vỗ ợ hơi, nhưng dạo ...

Tran Vanthach, 34 tuổi, Quận 12, TP.HCM

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của bé. Bé nhà bạn 4 tháng nặng 7 kg là cân nặng khá tốt, đạt t꧋iêu chuẩn.

Về vấn đề trào ngược của bé, bác sĩ xin chia sẻ một số thông tin như sau: trào ngược là tình trạng thường gặp ở các bé nhỏ và được xem là tình trạng sinh lý do hệ tiêu hóa còn non nớt và sẽ cải thiện dần theo 🐻tuổi, một số ít sẽ kéo dài trên 1 tuổi. Biểu hiện của trào ngược sinh lý như bé ọc 1- 2 lần/ngày, vẫn lên cân tốt, không khò khè... Vậy khi trào ngược không còn là tình trạng sinh lý sẽ gây nguy hiểm cho bé như gây khò khè kéo dài, chậm tăng trưởng do thường xuyên nôn ói.

Bác sĩ thấy bạn đã làm những biện pháp hỗ trợ không thuốc để hạn chế trào ngược rất tốt cho bé nhưng còn một số thông tin chưa rõ như bé đang bú loại sữa nào, mỗi cữ bé bú được bao nhiêu, bao lâu bé bú một lần... Vì vậy, với tình trạng biếng ăn, trào ngược của bé tốt nhất bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác về tì♛nh trạng của con bạn. Trân trọng!

V🐻ợ tôi đang mang thai 20 tuần. Hồi sáu tuần, do vợ tôi không biết nên đã khám định kỳ và có chụp X-quang phần ngực và hông (hai lần). Bác sĩ cho hỏi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ.

Phong Le Quang, 36 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM

BS.CKI Trần Lâm Khoa

Chào bạn,

Nếu như đây là X-quang ngực đơn thuần, không tiêm thêm bất kỳ chất cản quang nào thì anh có thể tương đối yên tâm về ảnh hưởng của X-quang lên thai. Vì theo như những y văn đã mô tả, nếu chụp X-quang ngực đơn thuần thậm chí chụp X-quang ngay vùng bụng chứa em bé cần r💟ất nhiều lần chụp mới có thể ảnh hưởng đến em bé. Những ảnh hưởng này có thể gây ra bệnh bạcജh cầu cấp trên em bé. Bệnh lý này không thể phát hiện được trong tử cung hoặc gây ra những ảnh hưởng trên hệ tạo máu về phía sau mà phải sinh ra mới biết được.

Chụp hai lần X-quang ngực chưa đủ liều tia để gây ảnh hưởng trên em bé. Tuy nhiên, trong thai kỳ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Bạn có thể đến khám tại bệnh viện ꦓĐa khoa Tâm Anh để được tư vấn rõ hơn ở trường hợp này.

Chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh việ🅺n Tâm Anh. Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương t꧟rình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

X-quang phần ngực
 
 

Bé nhà em hơn 1 tuổi bị viêm tiểu phế quản, cách đây 3 tháng bé cũng bị. Lần trước đi khám bác sĩ cho kháng sinh và các thuốc hỗ trợ (long đàm, men tiêu hoá) uống cũng 10 ngày mới khỏi. Lần này bị em có đi khám nơi khác thù bác sĩ giải thích bệnh do siêu vi nên không dùng ...

Mai Thu, 33 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Viêm ꦑtiểu phế q♚uản là bệnh do siêu vi hô hấp hợp bào (hay còn gọi là RSV) gây ra. Siêu vi sẽ tấn công vào các phế quản nhỏ trong phổi gây ra tình trạng viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch khiến đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi với biểu hiện sốt, ho, khò khè và nếu nặng trẻ sẽ thở mệt, thở co lõm vùng trên hỏm xương ức hoặc co lõm ngực.

Một số trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể điều trị ngoại trú, tuy nhiên có những trẻ phải nhập viện điều trị. Vì là bệnh lý do siêu vi gây nên, do đó bé bị viêm tiểu phế quản thông thường chỉ cần điều trị nâng đỡ. Sử dụng bơm hút mũi để làm thông thoáng lỗ mũi. Cho trẻ ăn, bú lượng ít hơn nhưng chia làm nhiều lần hơn. Phụ huynh lưu ý cho bé bú, uống nhiều nước hơn bình thường. Trong trườওng hợp viêm tiểu phế quản bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng k🦹háng sinh điều trị.

Để đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia 🍨của chúng tôi, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Bé trai nhà em bị nấm bản đồ từ năm ▨2 tuổi (nay bé được 3 tuổi). Bác sĩ vui lòng cho em hỏi bệnh này có chữa 🦂khỏi được không? Bằng cách nào ạ? 

Hanh, 40 tuổi, 36/33 Huynh Thien Loc

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính, ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi. Lưỡi thường được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng, thường ngắn, mịn. Ở bệnh viêm lưỡi bản đồ, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Những ღtổn thương này khiến lưỡi có hình dạng gi𓂃ống như bản đồ.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng lành tính, có thể tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện giống với viêm lưỡi bản đồ nên đưa trẻ đi kh🔯ám để xác định chính xác bệnh, loại trừ các bệnh lý khác và để được điều trị nếu bệnh gây khó chịu khiến trẻ đau miệng bỏ ăn.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đ🔥ặt lịch ജkhám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé trai nhà em đã 4 tháng tuổi, da bé khô ráp, cổ chân còn hay bị bong tróc. Em đã bôi kem dưỡng da baby Aveeno cũng như Sudocrem nhưng mãi vẫn không khỏi. Mẹ cháu có bị tình trạng viêm da cơ địa, chàm, nên không biết bé có bị ảnh hưởng không? Xin bác sĩ tư vấn thuốc điều trị hoặc cách ...

Trâm, 29 tuổi, Hồ Chí Minh

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bé nhà 💦bạn bị tình trạng da khô ráp, cổ chân bị bong tróc; mẹ bị chàm, viêm da cơ địa, nhiều khả năng bé cũng bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng khô da như dị ứng, viêm da do nguyên nhân khác... Để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất cho bé, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa.

Đối🗹 với tình trạ⛄ng khô da của bé, dưỡng ẩm da đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần lưu ý khi chăm sóc da cho bé:

- Tắm rửa:

● Nên tắm cho bé bằng nư💫ớc ấm, tắm nhanh dưới 10 phút.

● Dùng sữa tắm không chứa xà phòng và chất tạo﷽ bọ🏅t.

● Tránh chàꦉ xát mạnh, sau khi tắm xong, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.

- Sản phẩm dưỡng ẩm và thuốc thoa:

𝓡● Thoa🐈 sản phẩm dưỡng ẩm lên da bé ngay sau khi tắm xong.

● Thoa ༺sản phẩm dưỡng ẩm 2-3 lần mỗi ngày lên toàn bộ cơ thể, trong đó🦋 một lần ngay sau khi tắm.

● Đối với từng giai đoạn của bệnh và từng vị trí trên cơ thể, có thể cần đến những sản phẩm dưỡng ẩm khác nhau. Vìౠ vậy, nếu sản phẩm đang dùng không hiệu quả bạn nên cho bé khám bác sĩ để lựa 🅷chọn thuốc thoa và kem dưỡng ẩm phù hợp.

Ngoài ra, cần chú ý:

● Chọn các sản phẩm giặt xả quần áo không màu và không mùi và xả s🌱ạch.

● Không để bé tiếp xúc với nước hoa, t༒huốc xịt, mỹ phẩm, hóa chất...

● Cho bé mặc quần ൲áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Đôi điều chia sẻ, mong tình trạng khô🍌 da của bé sớm được khắc phục!

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM:ꦐ 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Conꦉ em sinh ngày 06/01/2020, bé có cục bướu ở nách từ hồi 6 tháng tuổi, đến giờ bướu to hơn trái tranh. Xin hỏi bác꧋ sĩ có sao không ạ và em cần phải làm gì cho bé?

Đỗ Thanh Thiện, 41 tuổi, Huyện Châu thành, tỉnh Kiên Giang

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Bạn sờ thấy một cục bướu ở nách của bé từ khi bé 6 tháng tuổi, đến nay bé được 15 tháng và kích thước bằng trái chanh là khá to. Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để bác sĩ ♔có thể có hướng chẩn đoán cho cục bướu của bé. Từ lúc bạn phát hiện bé có cục bướu, bé có được bác sĩ nào thăm khám hay chưa? Nếu có thì chẩn đoán là gì? Cục bướu có ở cùng bên với vị trí chích ngừa lao không? Bé có các biểu hiện gì khác kèm theo hay không (sốt, sụt cân, xanh xao, chảy máu bất thường...)? Kích thước của cục bướu diễn tiến như thế nào? Tính chất cục bướu mềm hay chắc, cứng? Da trên cục bướu có gì lạ không?...

Khi có đầy đủ các thông tin bác sĩ mới có thể có hướng chẩn đoán đây là hạch phản ứng sau chích ngừa lao hay u bướu; nếu là u bướu thì lành hay ác. Do đó, để có chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp cho bé, bạn cố gắng🌞 thu xếp đưa cháu đi khám chuyên ꦡkhoa để được tư vấn cụ thể hơn. Thân mến!

Con em lúc mới sinh không có bớt. Lúc cháu 3 tuần tuổi thì bắt đầu nổi vài chấm nhỏ giống như tàn nhang ở 2 chân. Sau 2 tháng thì nổi 1 bớt rất to và đậm màu trên bắp tay gần vai, và nhiều đốm nhỏ khắp người. Đến nay bé được 1 tuổi, trên mặt bắt đầu có vài chấm nhỏ và ...

Nguyễn Thị Thanh Thúy, 43 tuổi, 389/5/16 QL13, P.hiệp bình phước, Q.thủ đức, Tp.hcm

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ. Tàn nhang ở trẻ em là 𒊎một dạng rối loạn sắc tố da với biểu hiện đặc trưng là các đốm nhỏ màu nâu từ nhạt đến đậm, mọc thành cụm ở mặt, cổ, lưng và tay. Tình trạng này có thể xuất hiện từ lúc bé lên 2 - 3 tuổi đến khi dậy thì. Bé gái thường bị tàn nhang nhiều hơn bé trai.

Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý d🌼a liễu thường gặp, không lây, lành tính và có thể chữa được. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh này đẩy nhanh quá trình lão hóa da đồng thời khiến trẻ tự ti về làn da của mình. Nhưng nếu con bạn nổi tàn nhang kèm🔯 có bớt to và đậm màu thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám để bác sĩ tìm nguyên nhân vì bé có thể mắc những bệnh lý và hội chứng di truyền hoặc bẩm sinh.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâཧm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 🌳102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ. Bé nhà em năm nay 28 tháng tuổi, bé nặng 17kg. Mấy hôm nay bé bị ho sùng sục về đêm, đi khám bác sĩ nói bị viêm phế quản cấp. Bé có uống thuốc mà chưa khỏi, em lo lắm. Xin hỏi bác sĩ bé ho như vậy có sao không ạ? Xin bác sĩ cho biết cách điều trị cho ...

Phạm Bá Thuyên, 38 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Ho là phản xạ giúp bảo vệ cơ thể bé bằng cách loại bỏ chất nhầy, c🌳ác chất gây khó chịu và tác nhân gây nhiễm trùng khỏi đường hô h♏ấp của bé. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng ho có thể kéo dài 2-3 tuần. Tuy là phản xạ giúp bảo vệ cơ thể nhưng ho ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé (ăn, ngủ...) nên tình trạng này khiến ba mẹ rất lo lắng.

Theo những gì bạn mô tả, tình trạng ho của bé (viêm phế quản cấp) kéo dài mấy ngày nay và chưa khỏi, xin bạn cho biết thêm là bé h꧑o nhiều hơn hay ho có giảm, nhưng vẫn còn. Ngoài tình trạng ho, bé có các triệu chứng khác đi kèm (như sốt, thở mệt,...) không. Bạn nên cho bé đi khám lại để bác sĩ kiểm tra tình trạng bé và có hướng điều trị thích hợp. Điều trị đúng nguyên nhân, bé sẽ giảm ho. Nếu bé ho nhiều, bác sĩ có thể cho bé dùng một số thuốc giảm ho thảo dược, kháng histamin, long đàm...) tùy tình trạng bé.

Thân chào bạn và chúc bé mau khỏe!

Bé nhà em vừa mới sinh được một tháng tuổi, đo âm ốc tai không đạt hai lần (lần gần nhất là hôm một tháng tuổi). Bé ở nhà vẫn giật mình hoặc chớp mắt khi nghe tiếng động mạnh ví dụ như tiếng ho, tiếng đồ vật rơi, khóc dỗ vẫn nín. Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em có nguy cơ nào ...

Nguyễn Văn Tâm, 31 tuổi, Tỉnh Quảng Nam

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào anh chị,

Đo âm ốc tai (OAE) được dùng để tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé. Từ đó, bác sĩ Tai Mũi Họng có hướng can th🌞iệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thính lực và phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn sớm của con.

Đo OAE có độ nhạy cao, và có thể không đạt (kết quả "Ref♋er" hoặc "Noisy") nếu:

• Trẻ quấy khóc khi làm sàng lọc sẽ gây nhiễu

• Môi trưཧờng đo có nhiều tiếng đ🌺ộng cũng gây nhiễu

• Bên trong tai của trẻ có nhiều ráy tai.

Bé nhà bạn vẫn có các b♊iểu hiện nghe được tiếng dỗ của mẹ và các tiếng động mạnh thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn nên đưa bé đến khám lại bs Tai Mũi Họng và các chuyên gia về thính lực trẻ em để được tư vấn, phối hợp với nhau giúp trẻ phát triển. Chúc bé nhà chị khoẻ mạnh và có thính lực bình thường nhé.

Bé nhà em là bé gái, con thứ 2, lúc mới sinh được 3,5 kg; 2 tháng được 5,5 kg, ngủ hay bị giật mình và không trọn giấc. Bác sĩ cho em hỏi bé như vậy cân nặng có đảm bảo không ạ và ngủ hay giật mình như vậy có vấn đề gì không ạ? Nhiệt độ em đo cho cháu là 37 ...

Lê Tưởng Trúc Loen, 30 tuổi, Bình Tân, TP.HCM

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương

Chào bạn,

Nếu đối chiếu theo biểu đồ tăng trưởng cân nặng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bé gái con bạn hiện có cân nặng trong giới hạn phát triển bình thường. Bạn tiếp tục duy trì cho bé phát triển tốt n🌳hư thế nhé.

Bé ngủ hay giật mình có thể do nhiều nguyên nhân. Một số kích thích có thể dẫn đến tình trạng giật mình thường gặp như: ánh sáng, tiếng ồn lớn,... làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, hoặc trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói, trẻ khó chịu do tã bị ướt hoặc do áo quần cũng có thể khiến bé đang ngủ giật mình và quấy khóc. Thâ♔n nhiệt bé 37 độ là sinh lý bình thường bạn nhé.

Việc các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên phơi nắng buổi sáng ngoài mục đích giúp bé tổng hợp vitamin D qua ánh nắng mặt trời, giúp bé được ra không khí trong lành, thoáng đãng với ánh nắng bên ngoài. Đồng thời, dưới ánh sáng ngoài trời ba mẹ có thể sớm phát hiện vàng da nặng, giúp bé 🌞được can thiệp kịp thời (ngược lại vơi các quan niệm dân gian xưa nay là bé sơ sinh nên nằm trong phòng kín và tối). Trong trường hợp bé không thể phơi nắng thường xuyên𒆙 thì việc bổ sung vitamin D 400 UI/ngày rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Chúc bé nhiều sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Tr🐭ân trọng!

Còn trai em này chín tuổi bị viêm mũi dị ứng. Bé cứ uống thuốc thì đỡ hết thuốc lại hắt hơi và ngứa m꧒ắt mỗi lúc ngủ máy lạnh hoặc gặp gió lạnh. Xin các bác sĩ tư vấn cho em nên làm gì để bé khỏi bệnh. 🀅Xin cảm ơn các bác sĩ.

Đặng Thị Giang, 39 tuổi, Thới Hoà, Bến Cát, Bình Dương

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mạn tính, do đường hô hấp mẫn cảm với một số tác nhân nào đó như không khí lạnh, khói, bụi... Gần như không có cách nào để khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn có thể giúp bé hạn chế phần nào ♎tình trạng này bằng cách:

● Cho bé ở trong môi trườngꦕ thoáng mát. Cố gắng hạn chế ngủ máy ꦗlạnh suốt đêm.

● Vệ sinh nღhà cửa sạch sẽ, chú ý vệ sinh máy lạnh, drap trải giường, gối mền...

● Tìm nguyên nhân mỗi khi béꦍ hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt... để hạn chế phần nào.

● Chú ý giữ g🌟ìn vệ sinh cho bé sạch sẽ, nhất là giữ tay bé sạch.

Đôi dòng chia sẻ với bạn, hy vọng tình trạng bé sớm cải thiện! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có tꦺhể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em được 26 tháng tuổi, đang uống sữa công thức. Em có nên cho bé tiếp tục uống sữa dinh dưỡng hay chuyển sang sữa ꦜtươi? Nếu tiếp tục uống thì sữa dinh dưỡng này dành cho bé tới mấy tuổi? Em xin cảm ơn ạ.

Xuyen Nguyen, 38 tuổi, Hưng Thành, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bé 26 tháng tuổi bạn hoàn toàn có th♏ể cho bé chuyển sang sữa tươi được. Ở độ tuổi con bạn, dưỡng chất được cung cấp chủ yếu qua việc ăn uống đầy đủ và cân bằng. Các loại sữa giúp bổ sung nhu cầu canxi là chính. Sữa tươi không/ít đường so với sữa công thức sẽ hạn chế các nguy cơ bệnh lý chuyển💫 hóa (tim mạch, đái tháo đường... ) về sau khi bé trưởng thành. Tùy chọn lựa của bạn, cân nặng♊ của bé, và khẩu vị của bé, bạn vẫn có thể cho bé uống sữa công thức như hiện nay, bạn nên chú ý chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của bé.

Mến chúc bạn và bé khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với cá🅠c chuyên gia của c♓húng tôi. Trân trọng!

Bé nhà em được gần 4 tuổi, bé hay bị vướng đờm gây khó chịu ở cổ họng, ngáy to. Bác sĩ nói bé bi amidan phì đại. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào để trị dꦆứt điểm bệnh cho bé ♍không, uống kháng sinh vào vẫn không giảm, khi nào thì mới cắt amidan được?

Nguyễn Thị Thu Tâm, 39 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Amiđan là mô bạch huyết nằm 2 bên thành sau họng, có nhiệm vụ là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn 🌞và vi rút xâm nhập vào miệng của bé. Viêm amiđan thường gặp hơn ở trẻ em vì chức năng miễn dịch của amiđan hoạt động mạnh nhất trước tuổi dậy thì và giảm sau tuổi dậy thì Mặc dù nhiệm vụ của amydan là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, có một số trường hợp cần cắt bỏ amidan như:

• Viêm Amidan tái phátꦗ từ 6 lần/năm; 5 lần năm/2 năm; 3 lần năm/3 năm.

• Amydan phì đại gây rối loạn nhịp thở, ngừng thở lúc ngủ, ngủ ಞngáy, khó nuốt, không tăng cân, nói ngọng...

• Viêm Amidan gây biến chứ♐ng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang, abcess quanh amydan...

• Tình trạng vi꧋êm amydan mạn hốc mủ, sỏi amidan...

Bé💎 của bạn hay vướng đàm ở cổ kèm ngáy to khi ngủ có nhiều khả năng là do amidan phì đại. Một khi amidan đã có chỉ định phẩu thuật thì việc trì hoản để điều trị nội khoa thường không hiệu quả. Bạn nên thu xếp đưa bé đến khám tại những bệnh viện có khoa Tai Mũi Họng Nhi để được tư vấn cụ thể hơn.

Nếu có thêm bất cứ✱ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bác cho em hỏi còn em hấp thụ kém, đi khám được xét nghiệm là dư VitD3, do từ nhỏ bé uống sữa mẹ và uống sữa công thức nhưng chua bao giờ >700 ml. Em luôn bổ sung buổi sáng 2 giọt (400 IU) nên việc dư VitD3, em cũng tháy rất lạ vì bình thường bé rất biếng ăn nên không thể dư ...

Dương Phạm, 29 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bạn nêu ra 2 lo lắng là bé nhà bạn bị dư vitamin D3 và tăng chiều cao chậm. Xin hỏi thêm một số thông tin: bé mấy tuổi, kết quả định lượng D3 cụ thể, chiều cao của bé trong 6 tháng gần đây như thế nào, ng🌞oài ra cân nặng của bé bao nhiêu, gần đây cân nặng có tăng tốt không (vì chiều ca𒉰o và cân nặng là 2 yếu tố song hành trong phát triển dinh dưỡng ở trẻ).

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương cũng như ngăn ngừa tình trạ🦋ng loãng xương. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể là 400UI/ngày và tương ứng là 600UI/ngày đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Sữa công thức tiêu chuẩn hiện tại sẽ có hàm lượng vitamin D là 400UI/1000ml sữa, vì thế trẻ uống sữa công thức dưới mức này sẽ có thể cần phải bổ sung vitamin D. Bên cạnh đó, vitamin D còn có nhiều trong các thực phẩm từ cá, trứng.

Trường hợp con của bạn xét nghiệm định lượng Vitamin D3 đã dư, bạn cần đánh giá lại đầy đủ chế độ ăn của bé, từ lượng sữa bé uống mỗi ngày, lượng thực phẩm chưa vitamin D bé dùng mỗi ng💯ày và lượng vitamin D bạn bổ sung thêm cho bé để đánh giá đúng tổng lượng vitamin D bé được cung cấp mỗi ngày để từ đó bạn có thể điều chỉnh lượng vitamin D cung cấp cho bé phù hợp và xét nghiệm kiểm tra lại sau một thời gian thay đổi.

Về vấn đề con bạn chậm tăng chiều cao 3 tháng nay (do bác sĩ ko biết lứa tuổi cũng như chiều cao cụ thể của bé), bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ Nhi để được đánh giá sự phát triển một cách toàn diện về mặt dinh dưỡng. Bạn không nên tự ý bổ sung calci cho bé nếu không có chỉ định (dựa trên xét nghiệm định lượng calci trong máu) do dư thừa calci tronꦓg máu có thể ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan tim mạch, tiêu hoá, thận niệu.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyꦬên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em được 15 tháng, bé trai nặng 14,5 kg, cao 76 cm, vẫn còn bú đêm. Con ngủ không sâu giấc, cứ khoảng hai tiếng là đòi ti🌞🥂 mẹ mới chịu ngủ lại. Em có nên cai sữa để bé ngủ sâu giấc không?

Ho Thanh Hien, 32 tuổi, Nguyễn Huệ, Bến Tre

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Cai sữa đêm có thể bắt đầu từ 4 - 6 tháng tuổi. Nhiều bậc phụ huynh lùi lại thời gian cai sữa vì lo ngại trẻ bú không đủ, có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Bé nhà bạn bé trai 15 tháng nặng 14.5 kg, cao 76 cm. Bé đang ở tình trạng dư cân nên bạn không cần lo về việc bé không đủ dinh dưỡng. Hơn nữa, ở giai đoạn này, bé chủ yếu thức dậy đòi ăn theo thói quen chứ không phảꦯi do đói. Nếu con bạn ngủ không sâu giấc do bé thức đêm đòi bú mẹ mỗi 2 tiếng thì bạn nên cai sữa đêm sớm cho bé để đảm bảo giấc ngủ ngon cho bé.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên g꧟ia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ,
Con tôi hiện 7 tháng nặng 7,4 kg, là bé gái. Cháu đang bú sữa mẹ hoàn toàn và ăn 1 muỗng bột 1 ngày. Bé 3 đến 4 ngày mới đi tiêu 1 lần, phân sệt màu vàng giống bơ đậu phộng. Cho tôi hỏi như vậy có bình thường không, có đi ít quá không? Tôi có thể cho ...

Phạm Thanh Thảo, 27 tuổi, Đồng Nai

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bé gái 7 tháng nặng 7,4 kg là khá tốt (so với cân nặng chuẩn trung bình là 7,6kg). Tuy nhiên lượng ăn 1 muỗng bột 1 ngày là chưa đủ, bạn nên tăng dần lên 2 cữ/ ngày, mỗi ♕cữ khoảng 3 - 4 thìa b🍰ột. Vì bé bú mẹ nên bạn cứ cho bé bú theo nhu cầu. "Bé 3 đến 4 ngày mới đi tiêu 1 lần, phân sệt màu vàng giống bơ đậu phộng".

Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, không khó chịu lúc đi tiêu thì như vậy là bình thường đối với bé. Khi bạn xây d🔜ựng một chế độ ăn hợp lý hơn cho bé, thì thời gian đi tiêu và tính chất phân của bé sẽ th🃏ay đổi. Ở độ tuổi này, bé có thể ăn được trái cây xay hoặc nghiền nhuyễn như chuối, đu đủ, bơ, xoài... Bạn chú ý chọn loại trái cây có vị dễ ăn, dễ tán nhuyễn, tránh loại có hạt lợn cợn.

Đôi điều chia sẻ cùng bạn, chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc 🌠nào,🍸 bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé nhà em đã được 16 tháng, ăn uống bình thường, đã biết đi từ lúc 12 tháng, nặng 9,8 kg, cao 77,5 cm. Nhưng hiện tại bé chỉ mọc được hai cái răng từ lúc 13 tháng đến giờ v💎à chưa mọc thêm. Bé có đang thiếu chất gì đó không? nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Nhật Linh, 33 tuổi, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Thông thường, trẻ sꦕẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 6 🐼tháng tuổi và cơ bản mọc đầy đủ vào khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Sau đây là các mốc tiêu chuẩn mọc răng của trẻ:

o Tháng thứ 7 bắt đầu mọc răng cửa

o Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 ꦕrăng hàm trên và 2 răng♑ hàm dưới)

o Tháng 𒁏thứ 15 mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là mọc đủ 8 răng cửa)

o Tháng thứ 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ

o Tháng thứ 23 mọc thêm 4 răng nanh

o Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng số 5

Con bạn mọc 2 cái răng từ lúc 13 tháng đến giờ là bé 16 tháng vẫn chưa mọc thêm, như vậy bé bị chậm mọc răng. Đối với trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể c🐻hất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ. Nếu trẻ chậm mọc răng kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm... thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là👍 do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý.

Một trong những nguyên nhân hay gặp làm bé chậm mọc răng là do thiếu vitamin D và Canci, do đó với tình trạng của bé🐻 bạn nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để tìm nguyên nhân chậm mọc răng và tไhiếu vi chất của bé.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ🐟 thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Làm sao để nhanh có thai, vợ chồng em thả được năm tháng mà chưa🍒 đậu thai. Em cảm ơn bác 🍌sĩ.

Minh Anh, 27 tuổi, Gò Vấp, TP HCM

BS.CKI Nguyễn Quang Nhật

Chào bạn!

Nಞếu hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai mà sau 6 tháng (nếu người vợ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với người vợ dưới 35 tuổi) vẫn chưa thụ thai thì được gọi là hiếm muộn🦂.

Trường hợp của bạn vẫn còn sớm để xác định có gặp vấn đề hiếm muộn hay không. Nếu bạn lo lắng thì vợ chồng bạn có thể đi khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai để được tầm soát xem mình có gặp trục trặc gì hay không൩ và bác sĩ sẽ tư vấn về chức năng sinh sản của cả 2 vợ chống. Bên cạnh đó, bạn và chồng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, kiểm soát stress... để đảm bảo sức khỏe thật tốt trước khi mang 🐼thai.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP.HCM🍌) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Thân mến!